Nhật ký chăm vợ của những ông chồng “chuẩn soái ca”

(SHTT) - Cô Hoa và cô Ninh cùng mắc u xơ tử cung và cùng được hai đức lang quân chăm sóc từ những ngày đầu nhập viện. Ánh mắt rạng rỡ, hạnh phúc của các cô khi nhận được sự chăm sóc ân cần, chu đáo của hai ông chồng chuẩn “soái ca” chính là niềm ao ước của biết bao người phụ nữ.

Một đức lang quân yêu thương vợ hết lòng

Bệnh nhân Trần Thị Hoa (sinh năm 1968, Hà Giang) phát hiện mắc u xơ tử cung cách đây 3 năm. Khi ấy, khối u to khoảng 12mm và cô được bác sĩ kê đơn thuốc để làm giảm kích thước khối u. Một thời gian dài, tiền thuốc đã lên tới hơn 30 triệu đồng mà khối u không những không teo đi mà còn to lên. Kèm theo đó là tình trạng rong kinh, mệt mỏi khiến sức khỏe cô Hoa giảm sút nghiêm trọng. Khi cô tới Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, phát hiện khối u đã lên tới 52mm, chuyên gia quyết định mổ nội soi cắt toàn bộ tử cung cho bệnh nhân.

 

Từ ngày nhập viện đến giờ, người luôn bên cạnh và động viên tinh thần cô Hoa là chú Đào Gia Như (chồng cô Hoa). Ánh mắt trìu mến với từng cử chỉ ân cần chăm sóc cho người vợ đang ốm đã khiến cho bất cứ ai chứng kiến đều thấy rõ tình cảm một người chồng hết lòng yêu thương vợ. Chú Như là một người thân thiện và vui tính. Vì vậy mà nét mặt của cô Hoa luôn rạng ngời dù đang trên giường bệnh với những mẩu chuyện cười của chồng.

“Trưa nay, chú ra ngoài mua cho cô mấy quả trứng, cô mày thích ăn trứng lắm, xào lên ướt ướt là ngon tuyệt vời”, chú Như cười nói giống như đang được làm những điều tuyệt vời nhất cho vợ. Một niềm vui giản dị, nhưng sức lan tỏa lại rất lớn lao.

Một người chồng chu đáo, nâng niu vợ như vật báu

Không may mắn như cô Hoa, cô Phạm Thị Ninh (sinh năm 1967, quê ở Tuần Giáo, Điện Biên) có khối u xơ tử cung lên tới gần 70mm và buộc phải tiến hành mổ mở. Vừa mổ xong, cơ thể cô vẫn còn hơi yếu. Nhưng bù lại, cô Ninh có người chồng rất chu đáo.

 

Vợ nằm truyền, chú Phạm Tiêu Quang ngồi bên cạnh, xoa tay, bóp vai vì sợ vợ mỏi. Chú kéo chăn cho cô, rồi đưa điện thoại nhỏ nhẹ: “Em có muốn nói chuyện với mọi người không?”. Và cứ một lúc lại “em có đói không”, “em có muốn đi vệ sinh không, anh giúp em nhé”. Rồi chú cẩn thận từng chút giúp vợ làm những sinh hoạt cá nhân. Chẳng nề hà việc gì, dù động tác có vẻ hơi vụng về, lúng túng nhưng lại đầy thiện cảm. Ẩn trong vẻ nghiêm túc, quy củ, một vẻ ngoài rắn rỏi của người chiến sĩ công an đã về hưu là một tình cảm yêu thương dạt dào dành cho người vợ đang ốm. Cách chú nâng niu, chăm sóc vợ mình như báu vật khiến ai trong căn phòng này cũng phải ghen tị. Giờ mới thấm câu: “Phụ nữ hơn nhau là ở tấm chồng”.

Ở vùng cao nhưng lối suy nghĩ văn minh, hiện đại

“Quan niệm của cô là trẻ thì kiếm tiền, già có bệnh là phải chữa. Và quan trọng là phải tìm đúng chỗ để tiêu tiền. Dịch vụ phải tốt, nhanh, theo yêu cầu của mình, điều dưỡng tận tâm, bác sĩ chuyên môn cao, nắm bắt được tình trạng người bệnh”, những chia sẻ của một phụ nữ vùng cao như cô Hoa rất văn minh, hiện đại. Dù sống ở trung tâm thủ đô, tiếp cận với nhịp sống hiện đại nhưng nhiều người vẫn chưa có được lối suy nghĩ đúng đắn này.

“Cô chú ở xa, không thể xếp hàng chờ đợi như ở viện công nên đã quyết định tìm cơ sở y tế tư nhân để điều trị. Cô đi mổ nhiều lắm rồi, đi nhiều bệnh viện rồi, nhưng cô chưa thấy ở đâu sạch sẽ, nhanh chóng, điều dưỡng phục vụ rất vui vẻ, nhẹ nhàng như Hưng Việt. Phải công nhận là tuyệt vời. Phục vụ tốt như vậy, mọi người mới muốn quay lại. Đúng là bỏ đồng tiền ra cũng thấy xứng đáng. Sắp tới về quê, chắc chắn cô chú sẽ chia sẻ thông tin bệnh viện với bạn bè, người thân để họ có cơ hội được tiếp cận những dịch vụ điều trị chất lượng và tiện lợi”, cô Hoa chia sẻ thêm.

Xã hội hiện đại, chúng ta lại càng nhiều cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ sức khỏe cao cấp. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng thờ ơ với sức khỏe của mình. Hãy chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất thường của cơ thể và kịp thời điều trị hiệu quả. Đặc biệt, hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thoái mái lựa chọn dịch vụ tiện lợi và yên tâm về chất lượng điều trị, tránh trường hợp tiền mất tật mang.

 PV