Ngày mai, nửa ê kíp của BV Chợ Rẫy, Bạch Mai chính thức rút khỏi Đà Nẵng sau 1 tháng tiếp sức

Bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết ngày mai, nửa ê kíp của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai được rút khỏi Đà Nẵng.

Ngày 24/8, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Ngày mai (25/8) sẽ có nửa ê kíp của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bạch Mai được rút về. Thời gian tới, lực lượng y bác sĩ tại địa phương như Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Đà Nẵng… vẫn đảm bảo điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19".

"Tuy nhiên, theo phương châm an toàn là trên hết, chúng tôi vẫn để nguồn nhân lực có chuyên môn cao ở lại Đà Nẵng. Như đã hứa từ đầu, chúng tôi sẽ rời Đà Nẵng khi dịch COVID-19 đã hoàn toàn được khống chế”, VTC dẫn lời Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.

Ảnh chụp màn hình VTC News

Về điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng, bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ, đến hiện tại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố cơ bản đã kiểm soát, chỉ còn vài trường hợp mắc bệnh được phát hiện trong những ngày gần đây. Những điểm dịch trên địa bàn cũng được khoanh vùng và khống chế rất tốt.

Vị chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện tại Đà Nẵng (bệnh nhân 416) diễn tiến nặng hơn bệnh nhân phi công người Anh (bệnh nhân 91).

Đánh giá chung, đến thời điểm hiện tại, diễn tiến của bệnh nhân này không thua gì, thậm chí nặng hơn bệnh nhân 91. Hôm nay đã là ngày thứ 31 bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào thở máy và ECMO (oxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể). Vào những giai đoạn nặng nhất, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng với các tổn thương phổi đông đặc và xơ phổi”, bác sĩ Linh nói.

Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm, sau quá trình điều trị, gan và thận của bệnh nhân đã trở về mức tương đối bình thường, oxy máu được cải thiện, huyết áp cũng dần ổn định hơn. Đó là niềm hy vọng để đội ngũ y bác sĩ nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân.

Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Linh, các bác sĩ sẽ thay đổi “chiến lược” sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân 416.

Trong giai đoạn nặng nhất, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng với những tổn thương phổi đông đặc và xơ phổi. Hiện sau quá trình điều trị, gan và thận của bệnh nhân đã trở về mức tương đối bình thường, ôxy máu được cải thiện, huyết áp cũng dần ổn định hơn.

Trong hôm nay Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ vận chuyển thuốc nhập từ nước ngoài về giống như điều trị cho bệnh nhân phi công số 91, cấp từ Tiểu Ban điều trị của Bộ Y tế. Với việc thay đổi chiến lược thuốc và nỗ lực của các anh em, hy vọng bệnh nhân sẽ dần khả quan hơn trong thời gian tới. Bệnh nhân còn phải điều trị rất lâu, thời gian có lẽ không thua gì bệnh nhân 91, có thể phải kéo dài vài tháng nữa" – BS Linh cho hay.

Ảnh minh họa: Internet

Về trường hợp dương tính trở lại sau khi đã âm tính với COVID-19, BS Linh cho biết những trường hợp này trên thế giới đã gặp rất nhiều, các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước chưa xác định rõ lý do.

"Người ta cũng không loại trừ đó là xác của virus, thống kê cho thấy những trường hợp dương tính trở lại thì khả năng lây nhiễm cho cộng đồng và những người tiếp xúc là rất thấp”- BSLinh nói.  

Theo BS Linh, thời điểm này dịch COVID-19 tại Đà Nẵng cơ bản đã được kiểm soát khá tốt, số lượng bệnh nhân xuất viện tới đây chắc chắn sẽ nhiều hơn bệnh nhân nhập viện. Điều này sẽ giảm tải cho ngành y tế, đặc biệt các anh em ở tuyến đầu rất nhiều.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, anh em tuyến đầu sẽ chia làm nhiều giai đoạn, ngày mai nửa êkip của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai rút về. Riêng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tiếp tục ở lại điều trị cho bệnh nhân và chỉ rời Đà Nẵng khi hết dịch và tình hình đã ổn định” - bác sĩ Linh thông tin.

Nguồn thông tin từ: VTC News, PLO

Tổng hợp : Webtretho