Điểm chung của 15 ca nhiễm n.CoV không qua khỏi ở Việt Nam: Ai cũng cần nằm rõ để phòng ngừa cho mình

Việt Nam đã ghi nhận 847 trường hợp nhiễm bệnh và 15 người qua đời rồi đấy các mẹ. Hôm nay là buổi sáng thứ 2 nước mình không ghi nhận ca nhiễm mới. Ổ dịch ở Đà Nẵng cũng đã khống chế được rồi, trong số các bệnh nhân đang điều trị cũng có rất nhiều bệnh nhân đã âm tính lần 1, lần 2 rồi đó. Việt Nam chúng mình sắp vượt qua cơn bão tố này rồi, mọi người cố lên nhé.

Nhìn tổng quát vào 15 ca qua đời này, chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nền của họ quá nặng rồi. Yếu tố bệnh nền vốn đã rất phức tạp, đằng này họ lại còn mắc toàn mấy bệnh nền nguy hiểm như kiểu suy thận, tiểu đường…

Mắc bệnh lý nền

+ Suy thận mạn:

Đây là bệnh nền phổ biến ở những người t.ử vong lần này. Trong số 15 người này, thì có tới 11 người mắc suy thận mạn rồi. Theo lý giải của đội phản ứng n.CoV (Hội Thận học Hoa Kỳ) cho biết: Nhóm bác sĩ ở New York nhận thấy rằng các bệnh nhân n.CoV dễ gặp các vấn đề ở thận. Có rất nhiều người phải điều trị bệnh thận lâu dài sau khi khỏi bệnh.

Thứ trưởng Bô Y tế Nguyễn Trường Sơn từng chia sẻ: Người có tiền sử bị suy thận rất nguy hiểm. Bởi, khi bị suy thận mạn thì sẽ kéo theo rất nhiều bệnh nặng khác như cao huyết áp, tiểu đường… Lúc này, virus tấn công vào cơ thể, hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên không còn đủ khả năng chống trọi với virus. Cuối cùng, khi cơ thể kiệt quệ, bệnh nhân sẽ phải ‘ra đi mãi mãi’.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

+ Tăng huyết áp:

Theo thống kê, có tới 6 bệnh nhân qua đời do mắc bệnh nền tăng huyết áp và n.CoV gây ra. Tăng huyết áp là bệnh mãn tính và làm suy yếu hệ miễn dịch khiến khả năng kháng virus giảm. Tuy nhiên, yếu tố khiến những người tăng huyết áp có nguy cơ t.ử vong cao hơn khi mắc n.CoV lại nằm ở thuốc. Những người này thường phải dùng thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin (ARBs). 

Những loại thuốc này làm tăng một loại enzyme có tên gọi ACE2 trong cơ thể. Trong khi đó, virus khi muốn tấn công tế bào thì phải tự gắn vào ACE2. Mặc dù điều này chưa được nghiên cứu nhưng các nhà khoa học cho rằng nó là 1 yếu tố không nhỏ tác động tới nguy cơ khiến bệnh nhân bị huyết áp cao dễ qua đời hơn khi mắc n.CoV.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đó là chưa kể, khi bị huyết áp cao thì động mạch sẽ bị tổn thương khiến lưu lượng máu đến tim giảm. Do đó, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bù máu. Lâu dần, việc này sẽ làm tăng áp lực lên tim, cuối cùng tim không thể bơm đủ máu để cung cấp oxy cho cơ thể.

+ Suy tim:

Cũng giống huyết áp cao, có 6 người qua đời liên quan tới bệnh suy tim. Bởi, khi bạn bị suy tim thì đồng nghĩa với việc sẽ có những mảng bám ở động mạch. Virus có thể bám trên đó và phá hủy động mạch. Dần dần, phần động mạch sẽ bị vỡ ra và gây nên những cơn đau tim.

Đã có một số nghiên cứu chứng minh: Người mắc bệnh tim nếu mắc thêm các bệnh hô hấp khác như cúm hoặc n.CoV thì nguy cơ qua đời cao hơn hẳn.

+ Tiểu đường:

6 trong số 15 người qua đời vì n.CoV liên quan tới bệnh nền là tiểu đường. Theo các chuyên gia, các chủng virus corona gây bệnh ở người thường gắn kết với tế bào thông qua enzyme ACE2. Enzyme này thường có ở biểu mô của phổi, ruột, thận và mạch máu. Khi ACE2 tăng lên sẽ khiến virus nhanh chóng ‘tấn công’ và phá hoại cơ thể. Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm, cuối cùng là dẫn tới t.ử vong.

Độ tuổi

15 bệnh nhân qua đời gồm BN428 (70 tuổi), BN437 (61 tuổi), BN499 (68 tuổi), BN524 (86 tuổi), BN475 (83 tuổi), BN429 (53 tuổi), BN496 (65 tuổi), BN426 (62 tuổi, BN651 (67 tuổi), BN718 (67 tuổi), BN456 (55 tuổi), BN430 (33 tuổi), BN737 (47 tuổi), BN522 (68 tuổi) và BN436 (66 tuổi).

Theo thống kê, độ tuổi trung bình của những người này là 58,2. Người trẻ nhất s 33 tuổi còn già nhất là 83 tuổi. Hầu hết những bệnh nhân này đều tuổi cao nên sức yếu hơn hẳn. Một nghiên cứu tại BV Hữu Nghị Trung Quốc – Nhật Bản và ĐH Y khoa thủ đô Bắc Kinh cho thấy: Những người già thường có bệnh nền. Vì thế, họ có tỷ lệ t.ử vong cáo hơn ít nhất 5 lần các bệnh nhân khác.

Ngoài ra, trong số 15 người này thì nữ giới chiếm phần lớn với 10 ca, trong khi nam giới chỉ chiếm 5 ca.

Tổng hợp : Webtretho