Vừa ra khỏi bụng mẹ con đã nổi tiếng thế giới, biết đưa tay đòi ẵm như quen mẹ từ lâu lắm rồi

Bé sơ sinh đưa tay đòi ẵm ngay khi chào đời nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội vì hành động quá ấn tượng khác với hầu hết những đứa trẻ khi lọt lòng mẹ.

Hầu hết trẻ sơ sinh cất tiếng khóc khi chào đời. Đối với những bé im ắng, bác sĩ có thể phét vào mông để khiến bé khóc. Nhưng chỉ vài ngày trước, một bé sơ sinh nổi tiếng trên mạng xã hội chỉ vì một hành động đặc biệt của mình sau khi sinh.

Theo sohu, ngay khi bác sĩ ôm đứa trẻ ra khỏi cơ thể mẹ và chuẩn bị lau người, bé bất ngờ đưa tay đòi mẹ ẵm. Hành động bé sơ sinh đưa tay đòi ẵm khiến cả ê kíp mổ và người mẹ vô cùng ngạc nhiên. Thậm chí, một lát sau đứa trẻ còn đưa tay ra như thế muốn bắt tay mẹ. Dường như thế giới chưa từng ghi nhận đứa trẻ nào có hành động đặc biệt thế này.

Bé sơ sinh đưa tay đòi mẹ ẵm
Ban đầu, gia đình chỉ muốn chụp ảnh để kỷ niệm ngày đứa bé chào đời nhưng không ngờ đã vô tình ghi được khoảnh khắc ấn tượng này. Sau khi được chia sẻ lên mạng, những hình ảnh em bé sơ sinh đưa tay đòi mẹ ẵm khiến cư dân mạng vô cùng thích thú và bình luận sôi nổi.

“Đứa trẻ này thật hòa đồng”.

"Mới sinh mà cứ như thân quen mẹ lắm rồi".

"Con thật đáng yêu, mới sinh đã biết đòi mẹ bồng bế. Sau này bám mẹ lắm đây"

“Mới chào đời đã lo bắt tay mẹ, đứa trẻ sau này hẳn rất hiếu thảo”.

Người ta tin rằng bé sơ sinh đưa tay đòi mẹ ẵm sau khi sinh chứng tỏ đứa trẻ này có khẳ năng thích nghi rất tốt với thế giới mới. Hầu hết trẻ sơ sinh tương đối gần gũi với mẹ sau khi sinh, nhưng với thói quen nuôi dưỡng, em bé có thể trở nên gần gũi hơn với bố hoặc người khác. Nhưng lý nào khiến các bà mẹ có một sức hấp dẫn tự nhiên với con cái?

1. Cảm giác quen thuộc 9 tháng trong bụng mẹ

Tử cung mẹ là ngôi nhà đầu tiên con lớn lên. Sự gần gũi thân mật này không thể so sánh với bất kỳ ai khác. Ngay khi đến thế giới, con sẽ bị thu hút bởi mùi hương và cảm giác quen thuộc nơi người mẹ. Chính sự gắn kết mẹ - con 9 tháng thai kỳ tạo cho con cảm giác gần gũi với mẹ ngay khi con còn rất nhỏ.

2. Tình yêu của mẹ nhẹ nhàng hơn

Những đứa trẻ mới đến thế giới này, chúng không quen thuộc với mọi thứ xung quanh, và chúng rất mong muốn có một vòng tay ấm áp để chăm sóc và bảo vệ bản thân. Trong số những tình cảm mà mọi người dành cho, duy chỉ có tình mẹ là đặc biệt ấm áp, nhẹ nhàng, cho con cảm giác an toàn. Vì vậy, khi còn nhỏ, con gần gũi mẹ hơn. Điều này không liên quan gì đến khả năng suy nghĩ. Nó chỉ là bản năng.

3. Khoảng cách với mẹ gần hơn

Khi người mẹ sinh con, nếu không có người thân đi cùng thì người đầu tiên con nhìn thấy khi chúng được sinh ra chính là mẹ. Vì vậy cảm giác với mẹ là thân mật và gần gũi hơn.

Sự gần gũi giữa mẹ và bé tạo nên sự gắn kết thân mật nhưng nó có thể khiến bé khó tách khỏi mẹ và trở nên bám mẹ nhiều hơn. Nếu chỉ có mẹ gần gũi với con trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tâm tính và cách bé đối xử với mọi người.

Vì vậy, khi đứa trẻ lớn hơn một chút, người cha cần thường xuyên tăng tương tác, tiếp xúc nhiều hơn với trẻ. Sở dĩ người ta so sánh lòng mẹ như biển Thái Bình, cha như núi Thái Sơn là vì người mẹ dịu dàng, cho con cảm giác được vỗ về, cha có sự cứng rắn, chỗ để con dựa dẫm. Đó là tất cả những điều con cái cần để phát triển tính cách và tâm lý lành mạnh. Một môi trường giáo dục tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện phải có sự đồng hành của cả cha lẫn mẹ.

Nguồn bài và ảnh: Sohu