Cha già gần 100t 'Bánh ú đây' khắp ngõ Sài Gòn, mỗi ngày xách tay 20kg: Nuôi 2 con gái U50

Theo lẽ thường, những người sống tới gần 100 tuổi luôn được ngưỡng mộ vô cùng, bởi họ phải có phước phần lắm thì ông trời mới ưu ái tuổi thọ. Vậy mà trong câu chuyện của cụ ông bán bánh ú nuôi 2 con gái - tuổi tác lại là một niềm đau.

Theo lẽ thường, những người sống tới gần 100 tuổi luôn được ngưỡng mộ vô cùng, bởi họ phải có phước phần lắm thì ông trời mới ưu ái tuổi thọ. Vậy mà trong câu chuyện của cụ ông bán bánh ú nuôi 2 con gái - tuổi tác lại là một niềm đau.

Dẫu biết sinh ra không ai có quyền được lựa chọn số mệnh của mình nhưng có lẽ cuộc đời đã quá bạc bẽo với cụ ông Nguyễn Văn Chũm (97 tuổi, quê Hà Đông) khi mà sống đến gần một thập kỷ vẫn chưa thể có một ngày thảnh thơi.

Ở cái tuổi đúng ra chỉ ở nhà chơi đùa cùng cháu chắt nhưng cụ ông bán bánh ú nuôi 2 con gái ngày ngày xách hai giỏ bánh ú và bánh tét đi từng ngõ hẻm ở Sài Gòn để nuôi sống cả gia đình.

Ngày trẻ, cụ lấy vợ rồi sinh liền tù tì 3 đứa con, cứ nghĩ như thế là đời đã viên mãn. Nào ngờ đâu, con gái lớn của cụ bị tâm thần nhẹ, không thể lao động, người con gái sau thì bị câm điếc ngay từ khi mới chào đời.

Tất cả hy vọng cụ Chũm đặt vào người con trai duy nhất. Trớ trêu thay, người con trai duy nhất của cụ chết khi chưa tròn 18 tuổi. Hồi ấy, cụ Chũm đạp xe ba bánh đi bán cháo lòng, bánh ướt vòng quanh Sài Gòn, còn vợ cụ ở nhà chăm sóc cho hai cô con gái.

“Vậy mà tự nhiên bả đổ bệnh nặng, rồi mất, để lại tất cả mình tôi lo. Hai con gái lúc ấy cũng lớn nhưng mà bệnh tật, tôi không lo thì ai lo”, cụ Chũm đau lòng nói nói. Sau đó, cụ Chũm cùng các con chuyển nhà đến sống khu phố 5, phường 8, quận Gò Vấp sinh sống và cụ cũng chuyển sang một nghề khác, đó là bán bánh ú và bánh tét.

Mỗi giỏ bánh ú nặng gần 10kg (Ảnh: Thanh Niên)

Mỗi ngày, cụ Chũm đi chợ từ sáng sớm mua mớ rau, ít trứng hay tép rồi về cùng với người con gái thứ hai là chị Nguyễn Thị Lan (48 tuổi) nấu cơm. Người con gái lớn là Nguyễn Thị Thanh (50 tuổi) vì chứng bệnh tâm thần, nên thu mình ở trên gác, khi nào thiệt đói mới xuống ăn, buồn thì đi long nhong ngoài đường đến tối mịt lại tự tìm đường về.

Riêng cụ Chũm, bữa sáng gộp với bữa trưa, ăn xong là khoảng 11 giờ thì lại hai tay hai giỏ đi vòng qua các con hẻm dưới cái nắng gắt giữa hè nóng nực. Đi vài bước, cụ cất tiếng rao yếu ớt, khàn đặc: “Bánh ú đây, bánh ú đây, bánh nhân đây!”.

Thêm vài bước nữa, cụ ngồi nghỉ, rồi lại tiếp tục. Cứ thế, cụ đi bán đến khi nào hết bánh mới về. Giọng nói chậm rãi, cụ Chũm nhỏ nhẹ: “Hai giỏ, một giỏ 30 bánh ú, một giỏ chục cái bánh tét. Bán hết nhiêu đó thì tôi lời được 100 ngàn”.

Cụ ông bán bánh ú nuôi 2 con gái bệnh tật cho biết, hôm nào bán hết sớm thì khoảng 17 giờ, trễ thì đến tận 20 giờ. Mỗi ngày đi bán cụ Chũm phải mang theo một cái ghế nhỏ để chiều đến dừng lại ở một gốc cây trên đường.

Người con gái thứ hai của cụ Chũm bị câm điếc bẩm sinh, phụ giúp cha việc vặt (Ảnh: Thanh NIên)

“Lâu lâu cũng có người tìm đến tận nhà tôi mua hết bánh, mấy ngày đó thì tôi được nghỉ bán. Ở nhà thì cũng khỏe nhưng tôi đi bán cũng quen rồi, cuộc đời mình nó phải thế. Chỉ sợ khi tôi mất đi, hai đứa con gái không biết sẽ thế nào thôi…”, nói rồi cụ Chũm nhìn xa xăm.

Cứ thế, mấy chục năm qua, cha già bán bánh ú nuôi 2 con gái không biết thuốc thang là gì, bệnh viện ra làm sao. Cụ cứ an ủi bản thân mình, may trời còn cho sức khỏe. Lâu lâu, cụ lại nở nụ cười, cất tiếng hát vu vơ, nhưng khuôn mặt vẫn còn đó những vết nhăn chằng chịt.

Lưng còng tóc bạc, xương tay cũng cong đi vì cụ phải xách những giỏ bánh nặng gần chục ký mỗi bên nhưng cụ vẫn nói: “Có hề gì đâu mà”. Nhìn dáng người người nhỏ bé, liêu xiêu bước vào những ngõ hẻm của Sài Gòn, với tiếng rao quen thuộc, bỗng thấy cuộc đời sao bi đát quá và phận người sao chua chát quá. Nhưng càng như thế, chúng ta lại có thêm nhiều tấm gương để khâm phục.

(Ảnh: Thanh Niên)

Cụ Chũm, một người cha chưa từng bỏ rơi con cái, dù nghèo, già và khổ. Cụ Chũm, một người cha gồng gánh mưu sinh bao năm để giữ cho trọn một gia đình, đó là điều mà đâu phải đàn ông Việt Nam nào cũng làm được.

Cụ ông sống bằng sức lao động, bằng mồ hôi, nước mắt chân chính của mình, đáng trân trọng biết bao. Chỉ cầu mong cho cụ luôn mạnh khỏe, bình an trong tuổi già bóng xế.

Sau cùng, xin chúng ta tự ngẫm lại bản thân, khi còn trẻ hãy lao động để tạo ra của để dành, khi về già hãy sống tốt để làm gương cho con cháu. Và dù ở độ tuổi nào, hãy luôn trân trọng gia đình, biết yêu thương mẹ cha và con cái.

Nguồn tham khảo: Thanh Niên

Tổng hợp : Webtretho