BS khẳng định : Người bị say tàu xe là do đang mắc chứng bệnh về thần kinh sau

Say tàu xe là kẻ thù của nhiều người với những triệu chứng điển hình như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, khiến mùa Tết trở thành ác mộngvà dưới đây là những cách khắc phục.

Nỗi ám ảnh mang tên say xe

Cứ mỗi lần đến Tết, chị Thoa (An Giang) vừa vui lại vừa lo, vui là được về nhà đoàn tụ với gia đình, lo là vì chị phải ngồi xe khách liên tục trong suốt mấy tiếng đồng hồ.

Mà cứ lên xe là chị Thoa lại ói, ói bất chấp thời gian, bất chấp địa điểm, ói đến phát ngại với người ngồi bên cạnh.

Thật ra thì với khoa học hiện đại, chúng ta đã có thuốc chống nôn, chống say và chúng được bán đầy ở các tiệm thuốc tây nhưng vì chị Thoa có bệnh về hệ tiêu hóa nên uống nhiều quá có thể gây tai biến.

Từ khi biết được thông tin này, chị Thoa cũng thấy sợ, nhưng may mắn thay, nhờ một vài mẹo khá đơn giản, chị Thoa đã giải quyết triệt để tình trạng này

Tại sao cơ thể lại có hiện tượng say tàu xe? 

Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng, nhưng với những người quá cảm thì đây lại là một vấn đề.

Khi đi tàu xe, tiền đình của chúng ta sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, có hai giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ ba cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao.

Theo các bác sĩ cho biết người đi tàu xe bị say đều có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình, một chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe nếu không khống chế được sẽ dễ gặp nguy hiểm.

Những cách phòng chống say tàu xe, đơn giản mà hiệu quả

Vỏ cam, quýt, chanh tươi

Trước hoặc khi lên xe, bạn hãy bóc vỏ hoặc lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, rồi hít. Tinh dầu trong vỏ quýt giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo cần thiết và vượt qua cơn say xe.

Gừng

Bạn nên đặt sẵn miếng gừng trong tay, khi cần thì đặt ngay dưới mũi để mùi hăng cay bay vào mũi, hoặc dùng băng dính dán miếng gừng lên trên rốn, cũng giúp chống say.

Trước khi khởi hành 30 phút, nên uống 1 cốc nước ấm pha với gừng. Nghiên cứu cho thấy 1g gừng khô có tác dụng chống nôn không kém thuốc mà không gây tác dụng phụ.

Bánh quy

Ăn 2-3 chiếc bánh quy khi bạn bắt đầu thấy buồn nôn và tiếp tục ăn chúng đến khi các triệu chứng say xe giảm. Bạn nên ăn bánh quy loại giòn vì chúng làm giảm lượng nước bọt trong miệng, ngăn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tránh ăn bánh quy nướng, có vị cay, hành hoặc tỏi vì chúng có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.

Sử dụng lá trầu không

Trước khi lên xe chừng 15 phút bạn xé nhỏ lá trầu đặt lên rốn hoặc có thể chà xát nhẹ nhàng, sau đó sử dụng vải dài cột miếng trầu cố định trên vùng bụng. Hoặc người đi xe có thể cầm theo trên tay lá trầu không, thi thoảng xé nhỏ lá và đặt lên mũi để át mùi tàu xe.

Nếu trẻ em bị say tàu xe thì nên làm thế nào?

Cách tốt nhất để giảm say xe là bé cần được tập cho quen dần: ban đầu di chuyển bằng ô tô, taxi, xe bus… ở quãng ngắn, từ quận này qua quận kia thôi, rồi đi quãng dài dần, ví dụ đi các tỉnh gần, rồi mới đi qua đêm. Nhưng nếu không kịp thời gian cho trẻ quen dần thì các mẹ nên làm theo những cách sau:

-Ăn, uống sữa xong nên để bé ngồi, vỗ lưng nhẹ cho bé ợ hơi. Đừng cho nằm ngay, thức ăn và sữa sẽ dễ trào ngược.

- Nói chuyện và chơi đùa với bé. Phản xạ gây nôn có thể vượt qua nếu như sự chú ý bị chuyển sang một vấn đề khác.

- Khi đi tàu xe, nên cho bé ăn không quá no cũng không được để đói. Tuyệt đối không vì sợ nôn ói mà bắt bé nhịn hoặc ăn quá ít, bé sẽ càng mệt.

-Có thể dùng thuốc chống say xe dành riêng cho trẻ em, tuyệt đối không được sử dụng thuốc (uống hoặc dán) của người lớn.