26 tuổi, cô gái ở Hà Nội đã mua được nhà cho riêng mình nhờ KHÔNG ĂN HÀNG, CẮT MUA SẮM

26 tuổi, bạn có gì? Còn cô gái này, 26 tuổi cô ấy đã sở hữu một căn nhà, có số tiền tiết kiệm nhất định chỉ nhờ vào việc cắt khoản ăn hàng và mua sắm quần áo. Điều này có lẽ ai cũng thấy đồng cảm, bởi vì đây là 2 khoản tốn tiền nhất, đặc biệt là với chị em phụ nữ. Hãy cùng xem cô gái này đã học cách tiết kiệm và hạn chế ăn hàng, mua đồ của mình như thế nào nhé.

Sau khi ra trường, cô gái này xin vào làm việc cho một công ty bất động sản ở Hà Nội. Nhờ tính chăm chỉ, không sợ khó, không sợ khổ, chẳng quản nắng mưa, sớm chiều để lao đi gặp khách hàng nên cô cũng tích lũy được không ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, thời gian đầu mới vào, cô gái chẳng bán được gì nên thu nhập không đáng bao nhiêu. Thế nên, cô cũng chỉ chi tiền cho những thứ đặc biệt cần thiết.

Kể từ năm 2016, khi đã có kinh nghiệm và các mối quan hệ thì công việc trở nên thuận lợi hơn, mức thu nhập cũng từ đó là tăng lên rất nhiều. Chỉ trong 2 năm, cô gái này đã tích lũy được 300 triệu. Bí quyết của cô chính là hạn chế chi tiêu, ăn uống tằn tiện và ở trong kí túc xá chung với 5 người khác. Tiền nhà, điện nước mỗi tháng còn chưa hết 1 triệu đồng, số tiền tích cóp được thì gửi về quê cho bố mẹ hoặc cho người thân vay.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2017, khi kiếm được nhiều tiền hơn trước thì cô cũng chi tiêu thoải mái hơn. Thay vì tự nấu ăn như trước, cô nàng đi ăn hàng. 1 tuần thì phải đến 5 ngày đi ăn với đồng nghiệp, tụ tập trà sữa với bạn bè. Bởi vậy, có tháng riêng tiền ăn cô đã chi hết cả chục triệu đồng.

Việc mua sắm cũng diễn ra thường xuyên hơn. Không chỉ đi cùng bạn bè, cô còn hay đặt quần áo online, đặt nhiều tới nỗi đến shipper cũng quen mặt, quần áo thì cứ chất đống mà vấn thấy mình không có gì để mặc. Để rồi có những khi dọn tủ lại thấy vài món đồ mà không biết mình đã mua từ bao giờ.

Đặc biệt, cô gái này còn dùng thẻ tín dụng để chi tiêu. Ban đầu hạn mức của thẻ chỉ 10 triệu nhưng sau đó đã tăng lên 20 triệu từ lúc nào mà cô chẳng hay. Quẹt thẻ để mua đồ khiến cô không cảm thấy tiếc mà cứ thoải mái phóng tay. Phải tới khi nhận sao kê cuối tháng, cô mới bàng hoàng nhận ra mình đã tiêu hết cả 20 triệu cho quần áo, mỹ phẩm.

Thế rồi, cô quyết định mình không thể tiếp tục như vậy, phải tiết kiệm để còn lo cho tương lai. Cách tiết kiệm của cô như sau:

+ Mua nhà: Cô bắt đầu mua nhà vào giữa năm 2018. Căn nhà này chỉ rộng 50m2 và nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, căn nhà này có giao thông khá thuận tiện và cách trung tâm thành phố chỉ 20km. Lúc đó, cô đang có 450 triệu nên quyết định vay ngân hàng thêm 350 triệu nữa là đủ 800 triệu mua nhà.

+ Cho thuê nhà: Có nhà nhưng không về ở mà cho thuê với giá 3,5 triệu/tháng. Tiền lãi + tiền gốc trả hàng tháng chưa tới 4 triệu nên coi như số tiền này cô dùng để trả luôn chứ không phải rút tiền lương ra trả.

+ Ở nhà trọ giá rẻ: Cô vẫn tiếp tục ở KTX cùng 5 người như trước kia để tiết kiệm tiền bạc.

+ Không mua sắm vô tội vạ: Cô hạn chế việc mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Từ ngày mua nhà, cô có động lực để tiết kiệm. Thay vì phóng tay như trước, 6 tháng cuối năm 2018 cô chỉ mua 2 bộ vest mà thôi.

+ Cắt giảm tiền ăn: Thay vì đi ăn hàng quán như trước, cô ăn cơm KTX. Mỗi suất ăn chỉ hết 15.000 dồng. Mỗi tháng, cô chỉ đi ăn với bạn bè, đồng nghiệp 1 – 2 lần.

+ Có tiền là trả nợ: Cô đặt chế độ tiết kiệm tự động trong tài khoản, tiền cứ có là cho trừ ngay. Dồn được khoản to to thì cô trả bớt tiền gốc vay.

Như vậy, sau thời gian quyết định điều chỉnh chi tiêu, cô nhận ra mình không cần tiêu tốn quá nhiều tiền mới có cuộc sống tốt. Các mối quan hệ cũng vậy, chỉ cần giữ liên lạc qua mạng xã hội, không nhất thiết cứ phải hẹn hò, tụ tập nhau. Bởi điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải tích lũy, tích cóp tiền bạc để sau này còn lo cho tương lai chính mình.