Làm mất sổ BHXH, làm thế nào để được cấp lại?

Tưởng đâu mình được giữ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là ngon lành, ai dè, còn dễ bị mất hơn là khi người sử dụng lao động giữ.

Trước đây, người sử dụng lao động có trách nhiệm giữ sổ BHXH của người lao động. Nhưng từ ngày 01/01/2016, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thì người lao động được trao quyền quản lý sổ BHXH của mình.

Nếu như người sử dụng lao động giữ sổ BHXH của bạn và sau đó làm mất sổ này thì họ là người có trách nhiệm phải làm thủ tục cấp lại sổ BHXH cho bạn. Nhưng còn nếu bạn tự làm mất sổ BHXH của mình trong thời gian mình quản lý sổ này thì sao? Thì bạn có trách nhiệm làm lại chứ sao?!

Nhưng mà nếu không làm thủ tục cấp lại sổ BHXH thì như thế nào nhỉ? Tất nhiên là bạn khó có thể được hưởng các khoản phúc lợi như chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hưu trí hay ngay cả bảo hiểm thất nghiệp… Bởi vì trong mỗi thủ tục liên quan đến các chế độ phúc lợi này, bạn phải nộp sổ BHXH cho Cơ quan BHXH, tùy trường hợp phải nộp bản photo, xuất trình bản chính, thì mới được xem xét giải quyết chế độ theo thời gian bạn đã tham gia BHXH và mức đóng BHXH hằng tháng của bạn.

Chưa kể, nếu bạn nghỉ việc thì bạn buộc phải nộp sổ BHXH cho công ty để thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH (tổng kết khoảng thời gian đóng BHXH và các mức đóng BHXH theo các giai đoạn) để bạn có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hoặc khi bạn vào làm việc tại Công ty mới thì bạn phải kê khai số sổ BHXH cùng với việc nộp sổ BHXH để công ty mới thực hiện thủ tục báo tăng số lượng người lao động tham gia BHXH, để họ cùng với bạn tham gia đóng BHXH hằng tháng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho bạn là người lao động. Nên nhớ, thời buổi hiện nay, không đóng BHXH có thể phải ngồi tù đấy!