Phát triển nông nghiệp ở vùng bán sơn địa huyện Chương Mỹ

(SHTT) - Thời gian qua, với mong muốn thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, huyện Chương Mỹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách thuê đất, hỗ trợ các chủ thể.

Trong đó có Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thăng Long về các thủ tục tham gia OCOP, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm... Và có thể thấy, từ sự hỗ trợ đó cùng những nỗ lực của chính mình với tinh thần không ngừng sáng tạo, Công ty đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đồng thời đóng góp vào sự phát triển của địa phương.

Đây là một trong những mô hình hiệu quả, từ vùng quê, với sức lao động, sáng tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy vừa gần gũi với mọi người, quy trình sản xuất đơn giản và dễ sử dụng, nên anh Kiên đã lựa chọn tập trung vào trà túi lọc cà gai leo. Sản phẩm của anh khi ra mắt đã được nhiều người đón nhận, và đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Không chỉ gây chú ý với trà túi lọc cà gai leo, Anh Phan Trung Kiên còn mở rộng khi chăn nuôi gà trắng Ai Cập.

Điều đặc biệt ở nơi này chính là gà sẽ được ăn thực phẩm chế biến từ hỗn hợp tự sản xuất và cà gai leo, hoặc các loại dược liệu khác, không dùng kháng sinh.

Từ những mô hình này, trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Hà Nội kế hoạch tập trung phát triển các vùng chuyên canh trồng cây dược liệu ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Chương Mỹ… và lấy doanh nghiệp làm trung tâm để kết hợp hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Qua đó tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người nông dân.