Hậu bão lụt phải xử lý nước sinh hoạt như thế nào?

(SHTT) - Mỗi năm, nước ta có hàng chục cơn bão đổ bộ kèm theo mưa to, lũ lụt lớn ở nhiều nơi làm tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm, lây lan các dịch bệnh. Đảm bảo cung cấp nước sạch trong và sau khi bão lụt xảy ra là vô cùng quan trọng để phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.

Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, sau thời gian dài ứng phó với bão lụt, người miền Trung hiện đang dần khôi phục lại đời sống sinh hoạt, sản xuất. Đây cũng chính là thời điểm người dân phải đối mặt với các vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường do các loại rác thải, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm… tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), bão lũ thường đi kèm với thiên tai, dịch bệnh cũng cho biết: “Môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cũng như các loại chất thải được cuốn theo dòng nước lũ. Nguồn nước, nguồn thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt cô lập cũng khó đảm bảo an toàn, cộng thêm điều kiện cung cấp nước uống gặp khó khăn, môi trường bị ô nhiễm vì xác súc vật chết, cây cối, các điều kiện vệ sinh môi trường sẽ không đảm bảo, người dân sẽ phải đối mặt với nguy cơ về dinh dưỡng và dịch bệnh gây bệnh”.

Theo các chuyên gia dịch tễ, người dân ở những vùng bị ảnh hưởng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá do mất an toàn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo, vệ sinh chưa tốt. Không chỉ vậy, người dân còn dễ mắc cúm, cảm lạnh, đau mắt, nước ăn chân cùng nhiều bệnh về da liễu khác. Do vậy, việc xử lý và dảm bảo chất lượng nước dùng trong sinh hoạt của người dân vùng lũ sẽ là yếu tố cần được chú trọng nhất trong công tác xử lý hậu quả thiên tai.

Dưới đây là hướng dẫn từ Bộ Y tế nhằm giúp người dân có thể tự xử lý tốt nguồn nước sinh hoạt trong gia đình trong và sau lũ lụt.

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

TH