SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Xuất hiện sản phẩm giả mạo đặc sản mật ong Bạc hà của Hà Giang

07:40, 01/11/2020
(SHTT) - Mật ong Bạc hà - loại mật duy nhất chỉ có ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang vào 3 tháng mùa Đông từ lâu đã là sản phẩm quý giá trời cho. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm giả mạo.

 Hoa Bạc hà chỉ nở từ tháng 10 - 12 hàng năm trên địa bàn 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc nên sản lượng mật ong hoa Bạc hà không nhiều. Những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện các loại mật giả mang nhãn hiệu mật ong Bạc hà được bán trôi nổi trên mạng với giá rẻ từ 80 - 150 ngàn đồng/lít. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến thương hiệu mật ong hoa Bạc hà xuất xứ Hà Giang mà từng bước phá đi một sản phẩm đặc trưng của bà con vùng Cao nguyên đá Đồng Văn đang xây dựng.

Báo Hà Giang thông tin, theo số liệu báo cáo về phát triển sản phẩm mật ong Bạc hà tại 4 huyện, cho thấy: Hiện, trên địa bàn có 39.662 đàn ong/2.763 hộ nuôi. Trong đó, Mèo Vạc 14.316 đàn, Đồng Văn 13.796 đàn, Yên Minh 6.550 đàn, Quản Bạ 5.000 đàn. Có 74 cơ sở sản xuất, sơ chế mật ong Bạc hà gồm 60 tổ hợp tác, 1 doanh nghiệp và 13 HTX. So với năm 2018 đã tăng thêm 3 cơ sở, tổng sản lượng mật ong Bạc hà năm 2019 tại 4 huyện ước đạt 196.283 lít. Qua đó đủ thấy lượng mật ong không nhiều và giá mật bán tại chỗ thấp nhất cũng dao động từ trên dưới 400 ngàn đồng/lít và không thể có mật Bạc hà Hà Giang bán với giá thấp hơn cả các loại mật ong bình thường.

mat ong bac ha

Xuất hiện sản phẩm giả mạo đặc sản mật ong Bạc hà của Hà Giang 

Tuy nhiên, trên các trang mạng điện tử và Facebook dễ dàng mua được mật ong Bạc hà với giá thành rất rẻ từ 80 – 200 ngàn đồng/lít. Đa phần người mua đều cho rằng, mật ong Bạc hà Hà Giang có màu xanh và có vị hoa Bạc hà đậm đặc, theo báo Hà Giang, đó là một nhận định sai lầm.

Trước hết phải hiểu mật ong Bạc hà là loại mật nguyên chất được quay từ giống ong nội địa trong 2 - 3 tháng mùa Đông, mật ong Bạc hà có màu vàng chanh, hương vị thanh ngọt đặc trưng.

Còn mật ong có màu xanh đậm và giá rẻ bán tràn lan trên mạng là mật có nguồn gốc không rõ ràng, sản phẩm nhái mật ong Bạc hà Hà Giang.

Trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh, được biết: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm mật ong Bạc hà được triển khai, thực hiện theo hướng tập trung cho các cơ sở sản xuất, sơ chế mật ong Bạc hà theo các tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ nơi sản xuất. Để kiểm soát các khâu sản xuất mật ong Bạc hà, năm 2019, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh đã hỗ trợ các cơ sở nuôi ong tập trung và cơ sở chế biến mật có liên kết với vùng nuôi ong. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm trong sản xuất mật ong, cấp chứng nhận cho 16 cơ sở trên địa bàn 4 huyện, trong đó Mèo Vạc 3 cơ sở, Đồng Văn 3 cơ sở, Yên Minh 1 cơ sở, Quản Bạ 2 cơ sở. Đồng thời hỗ trợ, cấp 16 thiết bị kiểm tra thủy phần và tỷ lệ đường trong mật ong cho 16 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAHP để thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại chỗ. Tăng cường tần xuất kiểm tra đột xuất, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất trong thời điểm thu hoạch mật ong. Đã lấy 60 mẫu sản phẩm của các cơ sở sản xuất, sơ chế mật ong Bạc hà tại 4 huyện để kiểm tra, phân tích các tiêu chuẩn chất lượng mật ong Bạc hà được cấp Chỉ dẫn địa lý của từng cơ sở. Thực hiện lưu mẫu đối chứng để làm căn cứ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm của từng cơ sở và xử lý theo pháp luật khi cơ sở có vi phạm về chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng các sản phẩm rao bán trên internet và mạng xã hội là một việc làm hết sức khó khăn, trong đó có mật ong Bạc hà. Để lựa chọn đúng sản phẩm chất lượng, không mua phải sản phẩm giả, người tiêu dùng nên cẩn trọng tìm hiểu và chọn mua mật ong Bạc hà ở các cơ sở bán sản phẩm có đủ nguồn gốc xuất xứ và tem nhãn theo quy định. Hiện nay, mật ong Bạc hà đã có mặt ở các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang và các chuỗi siêu thị Vinmart.

Minh Thư

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.