SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Xuân 2020: Nhìn lại và bước tới

10:53, 25/01/2020
(SHTT) - Năm 2019 - Năm có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 vừa khép lại với niềm phấn khởi, tự hào bởi những thành tựu to lớn, toàn diện mà đất nước đã đạt được, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Thời điểm đầu năm mới 2020, chúng ta nhìn lại đúc rút những kinh nghiệm để tiếp nhận thử thách và vững tin bước tới.

Nỗ lực bứt phá

Kinh tế - xã hội năm 2019 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yếu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và chính sách bảo hộ của các quốc gia cùng với việc truy xuất nguồn gốc sản phảm hàng hóa đã ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, FDI vào các cơ sở kinh doanh mới tại VN cũng tăng trưởng chậm lại 30% so với 2 năm trước, kể cả đã tính đến trưởng trong đầu tư qua kênh mua bán & sáp nhập (M&A).

xuan 2020

 

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ giảm từ 6,3% năm 2018 xuống còn 5,8% năm 2019; 5,7% và 5,6% cho năm 2020 và 2021, do tăng trưởng xuất khẩu và các hoạt động chế tạo, chế biến giảm đồng loạt.

Tuy nhiên, trong khó khăn, cũng có những tín hiệu tốt, tạo nên niềm tin cho việc cải cách, đổi mới để thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu bị chững lại do xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc kéo theo sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, nền kinh tế VN vẫn tăng trưởng mạnh nhờ cầu nội địa tiếp tục gia tăng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được duy trì. Triển vọng về tiêu dùng trong nước tiếp tục sáng sủa, được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập, mở rộng việc làm, và lạm phát duy trì ở mức thấp.

Tăng trưởng GDP theo giá so sánh dự báo sẽ giảm đà từ 7,1% năm 2018 xuống mức 6,8% năm 2019, do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu hơn. Tốc độ tăng trưởng dự kiến tiếp tục đà giảm trong các năm 2020 và 2021 xuống tốc độ bền vững hơn là 6,5%, phù hợp hơn với mức sản lượng tiềm năng. 

Tín hiệu lạc quan 

Tuy vậy, nhưng năm 2019 VN cũng đã có những bút phá ngoạn mục trên lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của VN vượt mức 500 tỷ USD. Trước đó, 11 tháng đầu năm, kim ngạch XNK đạt khoảng 472 tỷ USD. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN; tiếp đến là thị trường EU và Trung Quốc. Hàng hóa VN đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các FTA đã có hiệu lực và đang tiếp tục đàm phán, ký kết. Nhất là khi cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt, cùng với việc không ngừng cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động đã và đang là động lực rất lớn trong việc phát triển các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước cũng như thu hút mở rộng đầu tư và xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp.

xuan 2020 1

 Một khâu trong sản xuất điện thoại Sam Sung

Tiếp đó là kiều hồi. Dòng kiều hối về VN đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD trong năm 1993 lên 16 tỷ USD vào năm 2018. Đây cũng là nguồn lực để cân đối, giúp ổn định tỷ giá.

Năm 2019, VN nhận 16,7 tỷ USD kiều hối, đã đưa VN lần thứ 5 liên tiếp nằm trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới và đứng hàng thứ 3 khu vực châu Á. Trước lượng kiều hối sử dụng trong nhiều năm qua cho thấy, ngoại tệ gửi về đã hỗ trợ cho nhiều hoạt động tại địa phương như: sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn cho đời sống người thân, giải quyết việc làm, qua đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Xét trong bối cảnh năm 2019, con số đó, tương đương 6,4% GDP, có ý nghĩa đặc biệt.

TP Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu có lượng kiều hối về nhiều nhất, chiếm khoảng 50% tổng số lượng kiều hối về nước, mỗi năm lại tăng từ 10-15%.

xuan 2020 2

 

Năm 2019 là một năm đạt được những chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Chính phủ đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Chính sách tiền tệ được điều hành hiệu quả, giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng mạnh. Hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện. Đặc biệt, VN được quốc tế đánh giá là nước cải thiện tốt nhất về năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Năm 2019 cũng đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 ước khoảng 33,8% GDP, phát huy vai trò động lực của khu vực kinh tế tư nhân với mức tỷ trọng đầu tư tăng lên 45,3% GDP. Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tiếp tục được cải thiện. 

Vững bước hội nhập

Cuối năm 2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 85/2019/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng khá cao.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là tập trung ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế; hoàn thiện thể chế, khơi thông nguồn lực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn.

Tuy nhiên, nếu Chính phủ khắc phục được một số điểm nghẽn, thì nhiều khả năng có thể đạt được kết quả cao hơn. Cụ thể là với việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, nguồn lực từ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và những hạn chế trong giải ngân vốn đầu tư công thì khả năng tăng trưởng GDP 6,8% trong năm tới hoàn toàn khả thi.

Để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020 và nhiều chỉ tiêu quan trọng khác, cần có sự đột phá về cơ chế, chính sách, nhằm xóa bỏ rào cản phát triển doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời, thúc đẩy hoàn thiện cơ chế thị trường đầy đủ, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, giúp kinh tế tư nhân nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Theo đánh giá của WB, VN tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với dòng vốn FDI cam kết bình quân đạt gần 3 tỷ USD mỗi tháng vào năm 2020. 

Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình là yếu tố đóng góp ngày càng quan trọng cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu ngày một lớn mạnh và mức lương tăng lên. Đầu tư của doanh nghiệp ở khu vực tư nhân tăng ở mức 17% so với năm 2019.

Tuy nhiên, chuyên gia của WB nhận định VN vẫn chưa hoàn toàn miễn nhiễm với các cú sốc từ bên ngoài. Tăng trưởng xuất khẩu giảm từ 21% xuống 8% từ năm 2017 đến năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu còn giảm rõ ràng hơn nếu nhìn vào các thị trường xuất khẩu ngoài Mỹ trong năm 2019. Tăng trưởng xuất khẩu của VN đạt gần 10% trong năm 2019 là kết quả rất tốt, nhưng cần phải phân biệt giữa xuất khẩu sang thị trường Mỹ và thị trường ngoài Mỹ. Trong khi xuất khẩu của VN sang Mỹ tăng gần 30% thì các thị trường khác chỉ tăng trưởng 3,6%. VN đang tập trung quá mạnh và nhiều vào thị trường Mỹ, cho thấy sự chuyển hướng thương mại rõ ràng từ Trung Quốc sang VN. Đây có thể  là một rủi ro cho triển vọng xuất khẩu của VN.

Việc ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh Châu Âu (EU) gần đây và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hứa hẹn sẽ mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho các hoạt động thương mại và đầu tư lớn hơn. Sửa đổi gần đây trong Luật Đầu tư công sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư công bằng cách đẩy nhanh các quy trình, đơn giản hóa thủ tục, và tạo điều kiện để giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn.

Như vậy, có thể tin rằng, xuân 2020 là mùa xuân của hội nhập. Trong bối cảnh này, các nền kinh tế cần phải hội nhập sâu sắc hơn, tập trung vào các hiệp định như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) - tập hợp các quốc gia ASEAN và sát vùng nước Ấn Độ - Thái Bình Dương và CPTPP, bao gồm cả các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, nhằm giúp tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Theo dự báo, việc ký kết và thực hiện các FTA thế hệ mới trong thời điểm cuối chặng đường 2016 - 2020 là một trong những nhân tố tác động sâu, rộng tới kinh tế VN trong giai đoạn tới. Nhờ đó, hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng năm 2020, VN sẽ có thể vững vàng tăng trưởng GDP đạt 7%/năm giai đoạn 2021 – 2025. Và như thế, VN có thể gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2025.

Xuân 2020 là mùa xuân tốt lành và tràn đầy hy vọng. Đất nước ta bước vào một mùa xuân mới với tâm thế và quyết tâm hội nhập vươn lên.

Duy Khanh

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Chiều ngày 24/4, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu UBND huyện Thanh Trì và Công an Thành phố vào cuộc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc hành hung nhà báo tác nghiệp tại huyện Thanh Trì.
Tin tức 8 giờ trước
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn khó đáp ứng được những tiêu chí khắt khe trong khi nhóm 3 đối tượng vay vốn từ nguồn Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lại đứng trước cơ hội nắm được “phao” vốn khơi thông điểm nghẽn nguồn lực.
Tin tức 8 giờ trước
Hội Nữ trí thức Việt Nam – Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Khởi nghiệp phối hợp trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - khai mạc lớp tập huấn về “Sở hữu trí tuệ, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đàm phán hợp đồng chuyển giao khoa học công nghệ thành công".
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên Khoáng sản và Xây dựng Việt Nam - Mining Vietnam 2024 đã chính thức được khai mạc tại Hà Nội.