SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Xây dựng mô hình sâm Bố Chính - cơ hội cho nông dân miền núi thoát nghèo

10:50, 12/09/2022
Thời gian qua việc thí điểm thành công mô hình trồng sâm Bố Chính trên địa bàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã mang lại việc làm ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số, tìm ra giải pháp tốt giúp xóa nghèo bền vững.

Triển vọng từ cây dược liệu

A Lưới là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Thành phố Huế 70km về phía Tây. Là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của 5 dân tộc anh em Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Pa Hy và Kinh. Ở đây không chỉ giàu những cánh rừng già đa dạng sinh học, những suối trong, thác đẹp cho hành trình du lịch sinh thái, mà còn giàu có di sản văn hóa có thể lựa chọn làm sản phẩm cho du lịch văn hóa tộc người, du lịch ẩm thực, du lịch lịch sử - Cách Mạng,...

Đặc biệt, A Lưới với khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm, nguồn nước dồi dào, quỹ đất lớn, rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu,…

Theo “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh này sẽ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo hướng chuỗi giá trị tại huyện A Lưới.

Tại đây, xây dựng hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gene dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đối với dự án phát triển sâm và dược liệu quý có hoạt động ở các địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN, sử dụng tối thiểu 50% lao động là người DTTS do các tổ chức kinh tế và cá nhân, hộ gia đình người DTTS, hộ nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp cùng tham gia thực hiện và cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu trong vùng.

Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển các sản phẩm dược liệu thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đảm bảo cung cấp đủ số lượng, chủng loại dược liệu cho công nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, công nghiệp dược hóa và dùng trong y học cổ truyền;... Dự án sẽ tiến hành trồng 15 loại dược liệu: Ba kích, Bảy lá một hoa, Sa nhân, Đẳng sâm, Thiên niên kiện, Lan kim tuyến, Sâm cau, Thổ phục linh, Sâm Ngọc Linh, Bách bệnh, Cẩu tích, Bách bộ, Đương quy, Hoàng đằng, Dây đau xương, tối thiểu 300ha đối với dự án trồng dược liệu và 2ha đối với vùng nhân giống.

b5ce920c6f42ab1cf253 (1)

Vườn sâm Bố Chính của CCB Lê Chiến.

Thời gian gần đây, huyện A Lưới đã thử nghiệm, triển khai thành công mô hình trồng sâm Bố Chính, bước đầu đã giúp một số hộ gia đình cựu chiến binh, nông dân nâng cao thu nhập, giúp bà con mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp, từng bước vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Sâm Bố Chính - hướng đi mới cho nông dân A Lưới

Ông Lê Anh Miêng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện A Lưới (CCB) cho biết thời gian qua Hội CCB huyện đã tuyên truyền vận động hội viên tham gia vào mô hình trồng sâm Bố Chính. Mặc dù hiện tại diện tích thuộc Hội chỉ mới đạt hơn 1ha trồng thử nghiệm nhưng đã cho hiệu quả kinh tế rất tốt.

Ngoài ra, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện A Lưới cũng đã thành công hướng dẫn kỹ thuật, phối hợp với UBND xã Quảng Nhâm chọn hộ và diện tích đất để trồng thí điểm cây sâm Bố Chính với tổng diện tích là 2ha.

Hiện nay bộ phận kĩ thuật đang tiếp tục tiến hành khảo sát, lựa chọn những khu vực có đủ nước tưới, đất phù hợp sẽ khuyến khích mở rộng mô hình. Hội CCB cũng đã liên hệ được với một số nguồn thu mua sâm bố chính ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế,... để sản phẩm của bà con có chỗ tiêu thụ.

Ông Lê Chiến, 61 tuổi (trú tổ dân phố 3, Thị trấn A Lưới) là hộ tiên phong thử nghiệm thành công mô hình sâm Bố Chính trong Hội CCB. Ông Chiến chia sẻ:  "Trước đây gia đình tôi trồng rau củ, hoa lan đã gần 20 năm, sau khi biết đến mô hình trồng sâm Bố Chính tôi mạnh dạn thử nghiệm để tìm ra hướng đi mới cho mình."

“So với hoa, rau thì trồng sâm Bố Chính đơn giản hơn nhiều”- Ông Chiến khẳng định. Kĩ thuật quan trọng nhất đối với sâm Bố Chính là làm đất, phải đảm bảo đất sạch, tơi xốp thì sâm mới đạt năng suất. Trước mắt chỉ mới xuất hiện một căn bệnh đáng lo ngại là nấm trắng, làm cây còi, chậm lớn.

Hiện tại ông Chiến đang có 500m2 sâm Bố Chính chuẩn bị cho thu hoạch, với mức giá từ 120 đến 150 ngàn đồng/kg sâm tươi, vụ tới ông Chính dự tính thu về 42 triệu đồng. Ngoài ra thân, lá, hoa cũng được tận dụng được, hoa sâm Bố Chính khô có thể bán từ 800 ngàn đồng/kg, thân khô có thể làm trà giá từ 300 ngàn đồng/kg. So với các loại cây khác sâm Bố Chính cho thu nhập cao gấp 3-4 lần.

Trở ngại lớn nhất với mô hình sâm Bố Chính là việc tìm đầu ra. Hiện tại sản phẩm làm ra bà con phải tự bán lẻ hoặc liên hệ với đại lý thu mua. “Nếu tìm được đầu ra, sắp tới tôi sẽ đầu tư hẳn 1ha để trồng loại sâm này, trong 3 năm sẽ có thể thoát nghèo”- Ông Chiến tự tin.

Ông Miêng nhấn mạnh, sâm Bố Chính là mặt hàng được nhiều người ưa chuộng, khi đã có nguồn sản phẩm, chất lượng ổn định sẽ xây dựng được thương hiệu riêng cho sâm bố chính A Lưới để có thể dễ dàng quảng bá, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con, từ đó mở ra hướng đi mới để giúp người dân nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.

Được biết, theo kế hoạch phát triển vùng dược liệu ở huyện A lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Ban Dân tộc và các sở ban, ngành liên quan hướng dẫn nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện phương án phát triển dược liệu và phê duyệt dự án; xây dựng, đề xuất cơ chế quản lý, khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển dược liệu và hướng dẫn tổ chức thực hiện ở địa phương.

Chú trọng ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế, trình độ phát triển của đồng bào DTTS&MN và xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ việc ứng dụng KHCN vào sản xuất dược liệu sẽ tạo điều kiện cho bà con nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thuận lợi cho việc xây dựng thương hiệu riêng.

Phan Hòa

Tin khác

Kinh tế 19 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, VECOM tiếp tục hoàn thiện tính chỉ số thương mại điện tử (TMĐT). Bên cạnh việc tính toán dựa vào kết quả khảo sát hàng nghìn DN VECOM còn sử dụng nhiều kênh thông tin định lượng tin cậy khác. Tên miền quốc gia “.VN” tiếp tục là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá hạ tầng cho TMĐT.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo nhưng không vì thế mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Trọng, thôn Hạc Sơn, xã Cẩm Bình, Huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá thấy thiếu tự tin, mặc cảm, ngược lại càng thôi thúc anh đam mê lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm để vươn lên làm giàu.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Đội chiến thắng vòng loại cấp quốc gia sẽ đại diện cho Việt nam bước vào Vòng thi chung kết Quốc tế diễn ra tại Luân Đôn vào ngày 19-20/6/2024.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Được chú trọng quy hoạch về không gian sống, từ hệ sinh thái xanh an lành đến các tiện ích thể dục thể thao, vui chơi thư giãn…, Eurowindow Twin Parks không chỉ đón đầu xu hướng sống xanh năng động mà còn góp phần thay đổi diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội.