SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 13/09/2024
  • Click để copy

WIPO cam kết xây dựng hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu

07:29, 07/10/2021
(SHTT) - Khóa 62 Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở WIPO dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến do tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19.

 Đại hội đồng WIPO được tổ chức nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong phát triển kinh tế, đổi mới sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh ở các quốc gia thành viên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và kém phát triển.

Tổng giám đốc WIPO Daren Tang cam kết cùng các quốc gia thành viên xây dựng hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ ở các trường đại học, tổ chức nghiên cứu, cũng như hỗ trợ các nhà sáng chế và kinh doanh ở các quốc gia.

Trong năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những thách thức toàn cầu của đại dịch, biến đổi khí hậu, tăng trưởng bất bình đẳng và những thách thức khác nhưng mức tăng trưởng về hồ sơ IP, chi tiêu cho nghiên cứu, phát triển và hoạt động đầu tư mạo hiểm đã mở rộng. Đây là một tín hiệu đáng mứng. 

Tổng giám đốc Tang bày tỏ mong muốn WIPO sẽ thúc đẩy để tất cả các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển (LDCs), sử dụng Sở hữu trí tuệ là một công cụ mạnh mẽ để phát triển kinh tế và xã hội.

wipo

 Tổng giám đốc WIPO Daren Tang phát biểu khai mạc Khóa 62 Đại hội đồng WIPO, ngày 4/10.

Nhà lãnh đạo WIPO cũng kêu gọi các nước hành động chung để khắc phục đại dịch Covid-19 và các thách thức toàn cầu khác.

Trong khi đó, theo Báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, chỉ số GII của Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia và nền kinh tế và đứng đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập. Với thứ hạng này, Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên thế giới.

Mặc dù Việt Nam giữ nguyên vị trí xếp hạng về đầu ra ĐMST (thứ hạng 38) và tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào ĐMST tăng 2 bậc (từ 62 lên 60) so với năm 2020, nhưng giá trị GDP mới, lớn hơn đã điều chỉnh lại thứ hạng của Việt Nam do nhiều chỉ số thành phần được tính dựa trên tổng giá trị chia GDP.

Nhiều nhóm chỉ số đánh giá quan trọng của Việt Nam đều tăng vượt bậc so với năm 2020 như: Trình độ phát triển của thị trường, xếp hạng 22 (tăng 12 bậc); nhóm chỉ số về tín dụng tiếp tục giữ vững thứ hạng 9; nhóm chỉ số liên kết ĐMST tăng 17 bậc; chỉ số xuất khẩu dịch vụ ICT tăng 11 bậc (từ hạng gần cuối 126 lên 115); chỉ số xuất khẩu dịch vụ văn hóa và sáng tạo tăng 6 bậc (từ hạng 97 lên 91); chỉ số đầu vào nhập khẩu công nghệ cao tăng 1 bậc (từ hạng 4 lên 3); chỉ số đầu ra xuất khẩu công nghệ cao tăng 1 bậc (từ hạng 2 lên 1); chỉ số tốc độ tăng năng suất lao động (GDP/người lao động) cũng tiếp tục cải thiện 1 bậc, từ hạng 4 lên 3.

Có thể thấy, hầu hết chuyên gia quốc tế đánh giá cao kết quả xếp hạng của Việt Nam. Việt Nam nằm trong số 50 nền kinh tế GII có tiến bộ đáng kể nhất trong xếp hạng ĐMST theo thời gian. Cùng với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Philippines, Việt Nam có tiềm năng thực sự để thay đổi cục diện ĐMST toàn cầu trong những năm tới. Đó là chìa khóa để các quốc gia khác học hỏi từ các quốc gia như Việt Nam và tham gia nhóm các quốc gia liên tục đi lên về ĐMST.

Minh Vân

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
Ngày 12/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Triển lãm giới thiệu hơn 300 thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm chủ lực vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tại TP Huế.
Tin tức 3 giờ trước
Lâm Đồng từng đánh mất vị thế là địa phương dẫn đầu khu vực Tây Nguyên vì nhiều hoạt động đầu tư kinh tế “đóng băng”. Đã đến lúc, Lâm Đồng cần “thức dậy” sau giấc ngủ đông để trở lại thành “đại bàng” của khu vực từ những cam kết và hành động cụ thể với doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có Văn bản số 5411/BYT-ATTP gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sau khi thị sát hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người chết và mất tích tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo 4 mục tiêu và 15 giải pháp cấp bách nhằm khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Ảnh hưởng do bão Yagi đã gây mưa lũ trên diện rộng những ngày qua và gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Thanh Hóa. Hiện, các cơn quan, ban ngành chức năng tỉnh đang khẩn trương chỉ đạo khắc phục hậu quả sau mưa lũ...