SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 30/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

WHO: Ngày kết thúc của đại dịch COVID-19 không còn xa

11:26, 15/01/2022
(SHTT) - Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) David Nabarro ngày 10/1 cho rằng thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới đã không còn xa, tuy nhiên, 3 tháng tới tình hình y tế toàn cầu có thể diễn biến vô cùng phức tạp.

Ngày 10/1, phát biểu trên kệnh truyền hình Sky News (Anh) , ông David Nabarro nhận định: “Tôi e rằng chúng ta đang chạy marathon, nhưng chưa thể nói rằng chúng ta đã đi gần đến đích. Chúng tôi thấy rằng sự kết thúc (của đại dịch) không còn xa nữa. Trước khi đạt được kết quả đó, chúng ta sẽ phải đối mặt với một số đợt gia tăng đột biến (về số ca mắc mới COVID-19)”.

David Nabarro

Đặc phái viên của WHO David Nabarro phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh TTXVN 

Theo chuyên gia của WHO, “virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục phát triển” và những biến thể mới sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Các đợt bùng phát có thể xảy ra sau mỗi 3-4 tháng do sự xuất hiện của các biến thể mới.

Đặc phái viên WHO nhấn mạnh cuộc chiến chống COVID-19 hiện nay rất phức tạp do các nước đang phát triển không đủ khả năng thực hiện những biện pháp hạn chế cứng rắn bởi vì các biện pháp này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia.

Cùng nhận định của chuyên gia tại WHO, vào ngày 9/1 vừa qua, TS. Ezekiel Emanuel, chuyên gia từng làm việc tại một ban cố vấn về dịch bệnh COVID-19 của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhận định, COVID-19 sẽ trở thành "bệnh đặc hữu" giống như bệnh cúm vào cuối năm 2022.

1Covid

Cuối năm 2022 có thể là thời điểm kết thúc của dịch bệnh COVID-19 

Theo TS. Emanuel, vào cuối năm nay, COVID-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu, điều này đồng nghĩa với việc dịch bệnh trở nên ổn định hơn và có thể dự báo. Chuyên gia này nhấn mạnh hiện nước Mỹ vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục lây lan mạnh.

Tuy nhiên, ông Emanuel cho rằng căn bệnh sẽ trở thành bệnh đặc hữu trong năm nay, theo đó ông đề xuất nước Mỹ cần chuẩn bị một kế hoạch chiến lược cho giai đoạn này, đó là vaccine và tăng số người tiêm chủng. 

Ngoài ra, TS. Emanuel cũng cho rằng các biện pháp điều trị mới cũng như các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm khác sẽ đóng vai trò trong việc giúp virus trở nên dễ kiểm soát hơn.

Để làm được điều này, ông nhấn mạnh cần cải thiện hệ thống thông gió, có thêm nhiều liệu pháp điều trị hơn nữa, kịp thời điều trị bệnh nhân sau khi phát hiện dương tính trong vòng 3 ngày, và thực hiện các biện pháp này không chỉ đối với những người giàu có và khá giả.

Theo ông Emanuel, đây là những việc cần làm trong vòng 3 tháng tới để chuẩn bị cho kịch bản COVID-19 tồn tại trong không khí giống như virus hợp bào hô hấp (RSV), một loại virus gây bệnh hô hấp khác, cũng như tất cả các virus gây bệnh hô hấp khác. 

Linh An

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, UBND Thành phố Hà Nội mới đây đã banh hành Kế hoạch số 238/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức và doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Trong triết lý phát triển Thủ đô, các trụ cột xuyên suốt cần chú trọng là các yếu tố văn hoá, văn hiến, văn minh Thăng Long, giúp Hà Nội sánh vai cùng thủ đô các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho thấy, mưa lũ đã làm 2 người mất tích, hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập, cuốn trôi 1.108 con lợn.
Tin tức 13 giờ trước
Tại không gian Điểm hẹn liên văn hóa Lan Viên Cố Tích 2 (Bạch Đằng, TP Huế), nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Ban vận động thành lập Hội Nghiên cứu Văn hóa Việt - Nhật Phan Bội Châu tại Huế tổ chức họp chuẩn bị ra mắt và giới thiệu vai trò, hoạt động của Hội.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Ngày 29/9, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham gia của đội ngũ tri thức, nhà khoa học đến từ 80 trường đại học, cao đẳng và học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.