SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

WHO chọn Việt Nam là nước tiếp nhận công nghệ sản xuất vaccine mRNA

08:11, 24/02/2022
(SHTT) - Việc được lựa chọn nằm trong danh sách các nước nhận chuyển giao công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và sản xuất vaccine quy mô lớn.

Ngày 23/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức buổi họp báo, trong đó công bố thêm 5 nước gồm Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Serbia và Việt Nam được lựa chọn tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA theo sáng kiến của Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại Nam Phi.

Ngoài ra, WHO cũng công bố thiết lập Trung tâm đào tạo sản xuất sinh phẩm toàn cầu tại Hàn Quốc nhằm cung cấp đào tạo chuyên môn cho các nước thu nhập thấp và trung bình, thúc đẩy sản xuất dược phẩm ở trong nước.

Động thái trên được đưa ra sau khi WHO hỗ trợ thiết lập một trung tâm chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA tại Nam Phi vào năm 2021 nhằm hỗ trợ các nước châu Phi vốn đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vaccine.

vacxin

 

Vai trò của trung tâm này là hỗ trợ các nhà sản xuất ở châu Phi và ngoài khu vực học hỏi cách sản xuất vaccine dựa trên công nghệ mRNA, giống như vaccine phòng COVID-19, trên quy mô lớn và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế.

Trung tâm mới của WHO ở Hàn Quốc cũng sẽ tiếp nhận những thực tập sinh từ các nước thu nhập trung bình và thấp trên toàn thế giới, những nước gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vaccine và các phương thức điều trị vốn chủ yếu đang được sản xuất tại các nước giàu.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã tham dự và phát biểu trực tuyến, nhấn mạnh rằng “Việt Nam là một nước đang phát triển nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong phát triển vaccine trong nhiều thập kỷ qua, hệ thống quản lý chất lượng vaccine quốc gia của Việt Nam cũng đã được WHO công nhận. Chúng tôi tin tưởng rằng khi tham gia sáng kiến này, Việt Nam có thể sản xuất vaccine mRNA trên quy mô lớn, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cung cấp cho các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần khắc phục sự bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine."

Việc được lựa chọn nằm trong danh sách các nước nhận chuyển giao công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và sản xuất vaccine quy mô lớn với chất lượng cao, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếp nhận các hỗ trợ của WHO và các đối tác quốc tế để phát triển và sản xuất thành công vaccine mRNA phòng COVID-19 và các bệnh khác trong tương lai.

Ngoài ra, việc nhận chuyển giao công nghệ này cũng sẽ đóng góp vào việc tăng cường năng lực sản xuất vaccine ở khu vực, góp phần vào các nỗ lực bảo đảm an ninh y tế quốc gia và khu vực.

Tại buổi họp báo, WHO tái khẳng định nỗ lực hỗ trợ các nước quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ vaccine mRNA, trước mắt tập trung ưu tiên những nước thu nhập thấp và trung bình không có công nghệ mRNA nhưng có cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất sinh phẩm.

WHO sẽ thảo luận với các nước khác muốn tham gia và sẽ công bố thêm các nước tiếp nhận công nghệ mRNA trong những tháng tới. Các nước tiếp nhận sẽ được WHO hỗ trợ xây dựng kế hoạch, cung cấp đào tạo, tập huấn chuyên môn dự kiến từ tháng 3/2022.

Hà Châu

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.