SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

WHO cảnh báo về 'điều kiện lý tưởng' giúp COVID-19 thoát khỏi sự kiểm soát của con người

08:47, 20/02/2022
(SHTT) - Trong khi thế giới đang hy vọng về việc chúng ta đang tiến dần tới ngày kết thúc của đại dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra cảnh báo về 'điều kiện lý tưởng' có thể khiến cho biến chủng SARS-CoV-2 mới, nguy hiểm hơn, xuất hiện và bùng phát.

Việc đạt được tỷ lệ tiêm chủng vaccine ở mức cao và sự xuất hiện của biến thể Omicron với độc lực nhẹ hơn các biến thể trước đó, nhiều quốc gia đã dần tin tưởng vào việc ngày kết thúc của đại dịch COVID-19 đang tới gần, tuy nhiên, WHO cảnh báo, việc tỷ lệ tiêm chủng thấp ở Châu Phi vẫn tiếp diễn có thể tạo ra "điều kiện lý tưởng" cho những chủng mới nguy hiểm hơn có thể xuất hiện.

Trong phát biểu hôm 18/2, Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, tỷ lệ bao phủ vaccine cao ở một số quốc gia và việc Omicron có độc lực ít nghiêm trọng hơn đang tạo ra một "suy nghĩ sai lầm" rằng đại dịch Covid-19 đang kết thúc.

Ông Tedros nhấn mạnh, đại dịch không thể kết thúc khi thế giới vẫn còn 70.000 người chết mỗi tuần, 83% dân số châu Phi chưa được tiêm chủng, các hệ thống y tế đang quá tải và mầm bệnh vẫn đang lây lan "gần như là không thể kiểm soát".

"Trên thực tế, các điều kiện lúc này là khá lý tưởng cho sự xuất hiện của chủng mới dễ lây lan và nguy hiểm hơn bùng phát", ông cảnh báo.

6-nuoc-chau-phi-se-tu-san-xuat-vaccine-covid-19-cong-nghe-mrna-16451987889421125647355

 

Tại một số quốc gia có độ phủ vaccine cao, các quan chức đã dần nới lỏng các biện pháp phòng dịch, nhưng phần lớn châu Phi và một số nước ở Đông Âu, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn rất thấp.

WHO cảnh báo, việc các nước trên không sớm gia tăng tỷ lệ tiêm chủng sẽ có thể khiến Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh và thế giới có thể sẽ không nắm được chính xác tốc độ lây lan của mầm bệnh.

Theo các quan chức của WHO, chấm dứt đại dịch bằng cách loại bỏ hoàn toàn SARS-CoV-2 không còn là mục tiêu khả thi. Thay vào đó, mục tiêu nên là chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở các nước bằng cách tăng cường tiêm chủng và tiếp cận các phương pháp xét nghiệm và điều trị.

Trong một diễn biến đáng mừng gần đây, WHO cũng cho biết 6 nước châu Phi gồm Ai Cập, Kenya, Nigeria, Senegal, Nam Phi và Tunisia sẽ được thiết lập dây chuyền sản xuất vaccine công nghệ mRNA từ trung tâm vaccine mRNA toàn cầu của WHO, nhằm đảm bảo khu vực này có thể tự sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác.

Đây là những nước châu Phi đầu tiên được tiếp nhận công nghệ này từ WHO.

Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ này cho 6 nước châu Phi, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đại dịch COVID-19 đã bộc lộ sự hạn chế và và nguy hiểm khi việc cung ứng hàng hóa thiết yếu toàn cầu phụ thuộc vào một số công ty.

Theo ông, cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề khẩn cấp y tế và đạt được bao phủ y tế toàn cầu là cần tăng đáng kể năng lực của tất cả các khu vực trong việc sản xuất các sản phẩm y tế mà các nước cần tới. Ông Tedros tiếp tục kêu gọi tiếp cận công bằng với vaccine để đẩy lùi đại dịch.

Buổi lễ thông báo chuyển giao công nghệ mRNA đã được tổ chức tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) đang diễn ra tại Brussels, Bỉ.

Tính đến nay, hơn 10,4 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được tiêm cho người dân trên khắp thế giới, trong đó có gần 62% dân số toàn cầu được tiêm ít nhất 1 mũi. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có 11,3% dân số châu Phi hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine cơ bản kể từ khi khởi động chương trình tiêm chủng vào tháng 2/2021. Trên thực tế, hiện nay chỉ có 1% số vaccine sử dụng tại châu Phi được sản xuất tại châu lục có 1,3 tỷ dân này.

Năm ngoái, WHO đã thành lập một trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA toàn cầu tại Nam Phi để hỗ trợ các nước có thu nhập thấp và trung bình sản xuất vaccine của riêng các nước.

WHO cho biết sẽ làm việc với 6 nước để xây dựng lộ trình đào tạo và hỗ trợ để các nước có thể nhanh chóng sản xuất vaccine sớm nhất có thể. Quá trình đào tạo sẽ bắt đầu vào tháng 3 tới.

Trung tâm trên đang sản xuất các loại vaccine công nghệ mRNA trong phòng thí nghiệm và đang chuẩn bị đưa các loại vaccine này ra thị trường.

Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công ty sản xuất pin và ô tô khổng lồ BYD của Trung Quốc đã đạt được lợi nhuận kỷ lục vào năm 2023, vượt qua Tesla của Elon Musk để trở thành hãng bán xe điện nhiều nhất thế giới.