SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 04/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Vướng cơ chế, nhiều nghiên cứu khoa học khó chuyển giao

10:42, 30/09/2022
(SHTT) - Tại hội thảo lấy ý kiến về Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2025 của TPHCM do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức, nhiều chuyên gia nhận định việc cơ chế tài chính chưa phù hợp đang là vẫn đề nan giải hạn chế quy trình chuyển giao của các nghiên cứu khoa học.

Sáng ngày 28/9/2022, tại TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2025.

-4318-1664347491

 

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Đăng Quân, Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM cho biết, Nghị định 70 được Chính phủ ban hành năm 2018 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, coi các kết quả nghiên cứu như tài sản công, quản lý như đất đai, nhà cửa... khiến việc ứng dụng thực tế gặp nhiều khó khăn. Các tài sản này phải qua quá trình định giá, giao quyền sử dụng rất phức tạp. Hiện chưa có quy định cụ thể nên việc chuyển giao, thương mại hóa với doanh nghiệp rất khó khăn.

Dẫn từ thực tế, ông Quân cho biết, hiện có những đơn vị có nghiên cứu sẵn sàng thương mại, được doanh nghiệp quan tâm, mong muốn chuyển giao. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa được định giá, giao quyền cho trung tâm công nghệ sinh học. Do đó, họ lo ngại khi thanh tra, kiểm toán sẽ bị cho làm sai quy định.

"Khi chuyển giao doanh nghiệp làm thất bại thì không sao. Nhưng nếu họ thu về hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, khi thanh tra chúng tôi sẽ bị chất vấn là chuyển giao giá như vậy thấp hay cao, có làm thất thoát tài sản nhà nước không?", ông Quân chia sẻ.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm kế hoạch tài chính cho mỗi nghiên cứu, các nhà khoa học cũng cần tự hạch toán chi phí mua hóa chất, trang thiết bị trong 2 - 3 năm tới. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế có sự thay đổi, phải làm các thủ tục điều chỉnh rất phức tạp.

Đồng tình, TS Phạm Bình An, Viện phó Viện nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng, cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học không thể coi như các lĩnh vực khác vì nó có tính chất rủi ro. Người làm chính sách cần coi khoa học luôn có thành công và thất bại. Khi nghiên cứu được ứng dụng thành công, nó có thể đóng góp lớn cho xã hội. Do đó, "cởi trói" về cơ chế tài chính thì mới huy động được các nguồn lực phát triển khoa học công nghệ.

"Cần cởi bỏ tư duy lo ngại tài sản thất thoát, đây là điểm nghẽn cần phải thay đổi trong tư duy người quản lý", ông An nói.

Đề xuất để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế tài chính cho các nghiên cứu theo hướng coi khoa học công nghệ có tính mạo hiểm và linh động như một lĩnh vực đặc thù để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu. Điều này giúp các nhà khoa học giảm các công việc liên quan tới thủ tục hành chính và tập trung hơn vào giải phóng năng lượng sáng tạo, đóng góp cho nền khoa học và kinh tế nước nhà.

Tiếp thu ý kiến đóng góp tại Hội nghị, ông Lê Thanh Minh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, cơ chế tài chính đang là vấn đề chung, nhằm nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn này, TP.HCM đang xây dựng cơ chế đặc thù tại thành phố, trong đó đề xuất thí điểm phát triển nguồn lực về cơ sở hạ tầng, tài chính, nhân lực...

"Khi được Quốc hội thông qua, chúng tôi sẽ mạnh dạn đề xuất UBND TP HCM các chính sách đặc thù về khoa học công nghệ, trong đó có cơ chế tài chính để tháo gỡ các khó khăn trong nghiên cứu hiện nay", ông Minh nói.

Khánh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Sau 3 ngày tranh tài vô cùng kịch tính, cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 25 đã kết thúc với 180 giải chính thức được trao cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc, trong đó có 1 giải nhất thuộc về nữ sinh Đại học sư phạm Hà Nội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nhà sản xuất mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với hàng loạt xe ô tô Ford Ranger trên toàn cầu do phát hiện lỗi ở trục xe trong quá trình lắp ráp có thể làm hỏng gầm và tăng nguy cơ tai nạn khi lưu thông.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các chuyên gia hiện đã phát triển thành công mô hình mũi điện tử dựa vào cản biến và công nghệ AI có thể phát hiện thực phẩm nhiễm bệnh và đánh giá độ tươi ngon của thức ăn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Prophetic là một công ty mới khởi nghiệp của Mỹ được thành lập hồi tháng 3 năm ngoái, công ty này đã tạo ra thiết bị đeo trên đầu gọi là Halo có thể đem đến trạng thái giấc mơ sáng suốt.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vệ tinh do thám quân sự đầu tiên của Hàn Quốc đã đạt tới quỹ đạo sau khi tên lửa SpaceX mang theo vệ tinh được phóng thành công và liên lạc đã được thiết lập với sự kiểm soát từ mặt đất.