SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Vung tay chia cổ túc khủng, Văn Phú Invest mang hàng loạt dự án đi thế chấp ngân hàng

09:24, 27/09/2018
(SHTT) - Bất chấp việc khó khăn về vốn, phải thế chấp nhiều dự án để huy động vốn, năm 2017, VPI đã mạnh tay trả cổ tức bằng tiền mặt. Đợt trả cổ tức này giúp chủ tịch Tô Như Toàn và người thân thu về 116 tỷ đồng cổ tức, do sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn, chiếm hơn 60% vốn VPI.

 Kinh doanh gặp khó

Theo BCTC hợp nhất bán niên 2018 mới được CTCP Văn Phú Invest (Mã CK: VPI) công bố cho thấy, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này trong nửa đầu năm nay sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, trong kỳ vừa rồi, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận gộp của VPI chỉ đạt 51,2 tỷ đồng và 37,2 tỷ đồng, giảm lần lượt 10,5 lần và 8,18 lần so với cùng kỳ năm trước.

vpi1 (1)

 

Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của VPI trong nửa đầu năm đã giảm mạnh chỉ còn vỏn vẹn 7,1 tỷ đồng và 5,9 tỷ đồng, giảm hơn 40 lần so với cùng kỳ năm trước, đồng thời, hoàn thành chưa đầy 1% kế hoạch cả năm 2018.

Giải trình về chênh lệch lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính giữa quý II/2018 và quý II/2017, VPI cho biết nguyên nhân là do trong quý II/2017, công ty ghi nhận doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ, xây lắp, bàn giao nhà các công trình nhà ở thấp tầng V5, V6 và công trình nhà ở cao tầng CT9 thuộc dự án Khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông (Hà Nội).

Theo đó, trong quý II/2018, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm do sản phẩm của các công trình nhà ở thấp tầng V5, V6 và công trình nhà ở cao tầng đã được bàn giao hết trong năm 2017 và quý I/2018 nên đã được ghi nhận doanh thu từ các kỳ trước.

Ngoài ra, các dự án khác của công ty trong quá trình triển khai thi công, chưa đủ điều kiện ký hợp đồng chuyển nhượng và ghi nhận doanh thu. Đồng thời, một số công ty con, công ty liên kết cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thấp hơn cùng kỳ năm 2017.

Được biết, hiện nay, VPI đang cùng lúc triển khai hàng loạt dự án trải dài từ bắc vào Nam. Theo báo cáo cho thấy tại ngày 30/6/2018, tổng tài sản của Văn Phú Invest là đạt mức 3.675 tỷ đồng, giảm 1,6% so với đầu năm. Tuy nhiên, hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng thêm 3,4% lên mức 1.178 tỷ đồng.  Trong đó có tới 1.170 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đang tồn đọng tại các dự án: Dự án Thảo Điền – TP HCM 164,1 tỷ đồng; Dự án KĐT An Hưng 706 tỷ đồng; Dự án Khu hỗn hợp 138B Giảng Võ 195,5 tỷ đồng, còn lại là các dự án khác.

Bên cạnh đó, VPI hiện cũng đang có hơn 193 tỷ đồng tài sản dài hạn dở dang, bao gồm 46,1 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại Dự án Nam Sầm Sơn – Thanh Hóa và tại Dự án 83 Hào Nam (79,4 tỷ đồng), Dự án Văn Phú Complex (55,8 tỷ đồng) và các dự án khác.

Mang dự án đi "cầm cố" khắp nơi

Ngoài những kết quả kinh doanh đạt được trong nửa đầu năm, báo cáo cũng cho thấy, hiện VPI đang có khoản nợ vay hơn 734 tỷ đồng tại các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN Thủ Thiêm, Ngân hàng TNHH Indovina –CN Thiên Long, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – CN Thăng Long… 

vpi

Nguồn: BCTC hợp nhất bán niên 2018 Văn Phú Invest 

Để có những khoản vay này, buộc VPI thế chấp tại các Ngân hàng bằng hàng loạt tài sản đảm bảo, bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại khu đất ký hiệu TTDV-01, KĐT An Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội; các khoản thu từ việc kinh doanh, khai thác giá trị Quyền sử dụng đất và cơ sở hạ tầng trên đất tại số 83 Phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội và quyền đòi nợ phát sinh từ việc thực hiện dự án đầu tư; quyền sử dụng đất và tài sản gần liền với đất (diện tích 9.031 m2) tại địa chỉ số 138B, phố Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội; quyền thu nợ và các quyền tài sản khác phát sinh từ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Hợp đồng BT) Dự án Đầu tư xây dựng đoạn tiến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Giò Dưa – Quốc Lộ 1; quyền tài sản, quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng BT ký giữa UBND TP HCM và CTCP Văn Phú Bắc Ái, cũng như thế chấp phần vốn góp của các cổ đông góp vốn vào Bên vay…

Trong số các tài sản kể trên, có thể thấy nổi bật nhất là khu đất “vàng” 9.025 m2 tại 138B Giảng Võ thuộc Dự án khu hỗn hợp và nhà ở Grandeur Palace - Giảng Võ do Văn Phú Invest làm chủ đầu tư. 

Được biết, đây là dự án đối ứng của doanh nghiệp này sau khi được Bộ Y tế chỉ định thầu và ký hợp đồng theo hình thức BT xây mới trụ sở Trường đại học Y tế Công Cộng tại khu đô thị đại học thuộc phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, với tổng mức đầu tư 606 tỷ đồng.  Sau khi xây dựng xong trường Đại học Y tế cộng đồng, mặc dù thời điểm đó các cơ quan chức năng chưa tiến hành xong việc xác định giá đất để quyết toán dự án, nhưng VPI đã mang mảnh đất được giao đi thế chấp tại ngân hàng để có khoản vay 330 tỷ đồng tại Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Thiên Long.

vpi2 (1)

 Dự án xây dựng Trường Đại học Y tế Công Cộng đã mang về cho Văn Phú Invest 9.025m2 đất vàng tại phố Giảng Võ.

Không chỉ dự án này, mới đây, Sở Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội đã công bố danh sách 92 chủ đầu tư đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó cũng có sự góp mặt của Văn Phú Invest.

Cụ thể, Văn Phú Invest đã thế chấp quyền sử dụng đất tại khu đất có ký hiệu TTDV-01, KĐTM An Hưng, phường La Khê và phường Dương Nội, quận Hà Đông.

Được biết, mảnh đất này được quy hoạch là khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp và nhà ở thấp tầng của Dự án tổ hợp thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp An Hưng (The Terra – An Hưng) do Văn Phú Invest làm chủ đầu tư. Không những vậy, tại BCTC của VPI cũng cho thấy, khu đất này cũng chính là tài sản được doanh nghiệp sử dụng làm tài sản đảm bảo cho 2 khoản vay tại Ngân hàng Indovina – Chi nhánh Thiên long với hạn mức lần lượt là 740 tỷ đồng và 200 tỷ đồng.

Vung tiền mặt trả cổ tức khủng

Mặc dù gặp khó khăn về vốn, phải đem nhiều tài sản đi thế chấp huy động vốn, nhưng VPI lại “mạnh tay” chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2017 bằng tiền mặt. Theo đó, thông qua hai đợt tạm ứng (đợt 1 tỷ lệ 6% và đợt 2 tỷ lệ 11%), VPI đã phải chi tới 191,7 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông năm 2017 .

Được biết, ông Tô Như Toàn - Chủ tịch HĐQT Văn Phú Invest đã và đang sở hữu (trực tiếp,gián tiếp) 77,5 triệu cổ phiếu VPI (tỷ lệ 48,44%); ông Tô Như Thắng (em trai) sở hữu 11,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,06%); bà Đào Thị Hồng Hạnh (vợ) và Lê Châu Giang (con) đều sở hữu 4 triệu cổ phiếu VPI (tỷ lệ 2,5%). Như vậy, với việc sở hữu hơn 60% vốn VPI, gia đình ông Tô Như Toàn đã thu về 116 tỷ đồng cổ tức năm 2017.

Ánh Phượng

Tin khác

Kinh tế 21 giờ trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.