SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Vụ thu hồi kẹo trứng socola nhãn hiệu Kinder: Bộ Công Thương khuyến cáo người tiêu dùng

14:30, 15/04/2022
(SHTT) - Bộ Công Thương đã có công văn gửi Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; Hiệp hội Phát triển chợ Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh phân phối thực phẩm về việc cung cấp thông tin các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP và đề nghị thu hồi kẹo trứng socola nhãn hiệu Kinder trên thị trường.

Công văn nêu rõ, cảnh báo từ một số cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế và của Công ty Ferrero cho thấy một số sản phẩm kẹo socola nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ có khả năng nhiễm khuẩn salmonella spp và đang được nhà sản xuất thông báo thu hồi.

Danh sách các sản phẩm đang được nhà sản xuất thông báo thu hồi bao gồm: kẹo trứng Kinder Surprise (gói 20g và 20gx3, gói 100g); Kinder Mini Eggs 75g; Kinder Egg Hunt Kit 150g; Kinder Schokobons...

Trước đó, Bộ Công Thương cũng có khuyến cáo tới người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm nêu trên và thông báo tới cơ quan chức năng nếu phát hiện sản phẩm này trên thị trường.

thu hoi keo trung

 

Vụ Khoa học & Công nghệ (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo mạng lưới các cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm rà soát, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm tương tự nhập khẩu và bán tại Việt Nam. Đến ngày 8/4, Vụ này cho biết, kết quả rà soát và kiểm nghiệm ban đầu cho thấy “không bị nhiễm khuẩn”.

Tuy nhiên, ngoài dòng sản phẩm Kinder Surprise, Tập đoàn Ferreo đã mở rộng diện cảnh báo và thu hồi thêm nhiều chủng loại, sản phẩm trứng chocolate tại một số nước châu Âu, Australia và New Zealand, như Kinder Mini Eggs, Kinder Schokobons, Kinder Mix... nên Bộ này tiếp tục mở rộng diện rà soát.

Trứng chocolate nhãn hiệu Kinder được bán khá rộng rãi tại các siêu thị, tiệm tạp hóa... và rất hút khách, nhất là trẻ em vì vừa có chocolate và đồ chơi trong mỗi chiếc kẹo.

Tại châu Âu, Tập đoàn Ferrero vẫn cảnh báo và đang thu hồi sản phẩm trứng Kinder tại một số nước. Công ty mở rộng đợt thu hồi sang Mỹ, Australia và Newzealand. Trong khi đó, giới chức y tế châu Âu nghi ngờ trứng chocolate Kinder Surprise nhiễm khuẩn salmonella là do nguồn sữa bị hỏng tại một nhà máy của Bỉ.

Khuẩn salmonella thường gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Hầu hết người bệnh không cần dùng thuốc, song một số nặng phải nhập viện và được chỉ định uống kháng sinh.

Liên quan đến việc làm thế nào để phát hiện sản phẩm đang dùng có trong diện bị cảnh báo về chất lượng và bị yêu cầu thu hồi hay không, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho hay theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018 thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình cũng như đối với thông tin đã công bố.

Theo quy định nhãn hàng hóa đối với thực phẩm cần có đầy đủ thông tin cần thiết như: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất, hạn sử dụng; thông tin, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản…

Đối với sản phẩm nhập khẩu, ngoài nhãn gốc của hàng hóa phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt với nội dung theo quy định như trên. Căn cứ thông tin ghi tại nhãn hàng hóa, người tiêu dùng có thể tự kiểm tra và đánh giá sản phẩm có an toàn hay không (căn cứ vào hạn sử dụng, thông tin cảnh báo, bảo quản…).

"Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước được giao tại Luật An toàn thực phẩm, Bộ Công Thương luôn kịp thời thông tin tới người tiêu dùng trong trường hợp có cảnh báo về thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất trong và ngoài nước theo đúng quy định" - ông Hòa nói.

Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết người dân cũng có thể vào các trang web của các đơn vị cảnh báo hoặc thu hồi. Thông thường khi có thông tin, các đơn vị đưa tin cũng đã đưa chi tiết dựa trên những thông tin này.

"Về lâu dài Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về an toàn thực phẩm liên thông từ Trung ương đến địa phương. Khi nào xong, sẽ giải quyết được triệt để nội dung này" - ông Hòa nhấn mạnh.

Hà Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.