SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 10/11/2024
  • Click để copy

Vốn mạo hiểm cho công nghệ nông nghiệp và thực phẩm giảm mạnh

09:48, 30/12/2022
Năm 2022, khoản đầu tư vốn mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp (Agritech) và công nghệ thực phẩm (Foodtech) giảm mạnh do áp lực từ lạm phát và lãi suất tăng cao.

Theo Financial Times, đầu tư vốn mạo hiểm vào các phân khúc công nghệ nông nghiệp (Agritech) và công nghệ thực phẩm (Foodtech) trong năm 2022 giảm đến 44% do chi phí, lãi suất tăng cao và sự hoài nghi về mô hình kinh doanh mới. 

Dưới phân tích sơ bộ từ nhóm dữ liệu doanh nghiệp PitchBook, các công ty trong hai lĩnh vực này chỉ huy động ở mức dưới 30 tỷ USD vào năm 2022, con số này thấp hơn nhiều so với năm trước.

Năm 2021 đã chứng kiến các khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm tăng hơn gấp đôi so với năm 2020, khi các công ty khởi nghiệp huy động vốn có xu hướng thúc đẩy làn sóng đầu tư xanh.

Sự bùng nổ diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động môi trường của nông nghiệp và ngành sản xuất thịt, đi kèm với những lo ngại về an ninh lương thực. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã hỗ trợ một loạt các công ty khởi nghiệp phát triển phân bón sinh học, trang trại thẳng đứng (mô hình canh tác cây trồng theo hình thức xếp chồng lên nhau, thay vì những cánh đồng trải dài) cùng với robot nông nghiệp, cũng như các loại protein thay thế như thịt từ thực vật hoặc thịt thật được nuôi trong phòng thí nghiệm.

321950994_1134308933955506_1638469332497502848_n

Các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp (Agritech) và công nghệ thực phẩm (Foodtech) chỉ huy động ở mức dưới 30 tỷ USD vào năm 2022. Ảnh: Financial Times

Alex Frederick - chuyên gia phân tích công nghệ tại PitchBook - nhận định ngoài việc lãi suất tăng trong năm nay, sự biến động trên thị trường chứng khoán đã hạn chế lựa chọn thoái vốn của các nhà đầu tư, khiến họ ngần ngại tiếp tục đầu tư cho các vòng gọi vốn tiếp theo. 

Cũng theo PitchBook, mức giảm đầu tư vào công nghệ nông nghiệp và công nghệ thực phẩm trong năm 2022 mạnh hơn so với các lĩnh vực khác xuất phát từ việc nhiều công ty khởi nghiệp phải vật lộn với sự gia tăng về lao động, năng lượng và các chi phí đầu vào khác. 

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải xem xét lại mô hình kinh doanh hoặc cắt giảm mức chi tiêu vốn cũng như lực lượng lao động. PitchBook cho biết một số công ty phát triển trang trại thẳng đứng đã phải đóng cửa do chi phí năng lượng tăng mạnh. 

Mark Lynch - chuyên gia thuộc tổ chức tư vấn tài chính Oghma Partners - đánh giá với tổng chi phí tăng 15 - 25% do lạm phát, một số doanh nghiệp ở giai đoạn đầu sẽ phải vật lộn để tồn tại. Mark Lynch mong đợi sự hợp nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, với áp lực định giá.

"Nhiều công ty có thể coi việc bán doanh nghiệp của mình giống như một lối thoát, và chúng tôi hy vọng sẽ thấy sự gia tăng trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) do những điều kiện khó khăn hơn", Mark Lynch kỳ vọng. 

robotnongnghiep

Nhiều chuyên gia nhận định triển vọng tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và thực phẩm vẫn khả quan trong dài hạn. Ảnh: Internet

Giới phân tích nhận định không có gì “đốt vốn” bằng việc xây dựng một công ty khởi nghiệp vào thời điểm chi phí tăng đột biến. Mặc dù nguồn vốn tài trợ giảm trong năm nay, nhưng các khoản đầu tư vẫn cao hơn 20% so với năm 2020 sau một năm 2021 đặc biệt sôi nổi. Với tác động của biến đổi khí hậu, gia tăng dân số cũng như nhu cầu về thực phẩm tốt cho sức khỏe, không có hóa chất ngày càng tăng, các nhà phân tích cho rằng sự quan tâm đến công nghệ thực phẩm và công nghệ nông nghiệp sẽ tăng dài hạn.

Tom Brennan - đối tác tại công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey - cho biết đầu tư mạo hiểm vào thực phẩm và công nghệ nông nghiệp đã tăng khoảng 20 lần trong thập kỷ qua. 

"Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm liên tục đến thực phẩm và công nghệ nông nghiệp như một lĩnh vực đầu tư khi các doanh nghiệp đổi mới phát triển các công nghệ bền vững và có thể mở rộng quy mô", Mark Lynch đồng thời cũng thông tin thêm rằng những lý do cơ bản để đầu tư vào những lĩnh vực trên cũng rất hấp dẫn trong môi trường kinh tế vĩ mô hiện tại.

Bình Tú (Theo Financial Times)

Tin khác

Kinh tế 1 giờ trước
(SHTT) - Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động liên hệ với đại diện pháp lý của các sàn thương mại điện tử yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Kinh tế 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử… song các website, ứng dụng này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo Báo cáo e-Conomy SEA lần thứ 9 từ Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam đạt tổng giá trị giao dịch ấn tượng, tăng từ 105 tỷ USD vào năm 2022 lên 149 tỷ USD vào năm 2024, dự kiến đạt 300 - 350 tỷ USD vào năm 2030.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Nghiên cứu của UOB cho thấy tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam với hơn 70% người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước trong 6-12 tháng tới, sau khi Việt Nam chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Chốt phiên giao dịch 7/11, giá vàng thế giới giao ngay tăng 47 USD lên 2.706 USD một ounce. Diễn biến này trái ngược so với mức giảm hơn 80 USD chỉ một ngày trước đó.