SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Vietjet trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam

16:54, 07/03/2017
(SHTT) - Với mức tăng trần liên tục, Vietjet hiện đang có giá trị vốn hóa thị trường lên tới 41.220 tỷ đồng và trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, vượt mặt cả Vietnam Airlines về quy mô vốn hóa trên sàn chứng khoán.

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet mặc dù mới lên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu VJC nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình khi có mức tăng trần liên tiếp.

Cụ thể, sau khi đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần vào ngày 6/3, giá cổ phiếu của Vietjet đã tăng lên 4%, tương đương với  5.300 đồng/cổ phiếu. Như vậy ở thời điểm hiện tại, giá VJC đang ở mức 137.400 đồng/cổ phiếu.

vietjet tro thanh hang hang khong lon nhat viet nam b

 Vietjet trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam

Được biết, lên sàn từ ngày 28/2 với giá trị vốn hóa là 32.400 tỷ đồng nhưng hiện tại sau 1 tuần giao dịch, giá trị của hãng hàng không giá rẻ này đã tăng 27% và đang có giá trị là 41.220 tỷ đồng, vượt qua cả anh cả của ngành hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines.

Hiện tại, trên sàn HOSE, Vietjet đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 10, kém doanh nghiệp đứng thứ 9, Công ty cổ phần tập đoàn Masan khoảng 6.000 tỷ đồng. Chính vì vậy Vietjet hiện đang trở thành hàng không lớn nhất Việt Nam.

vietjet tro thanh hang hang khong lon nhat viet nam

 Cổ phiếu của Vietjet tăng trần liên tiếp. Đồ họa: Quang Thắng

Về phía Vietnam Airlines thì mặc dù sở hữu khối tài sản lớn nhưng trong thời điểm gần đây, cổ phiếu của hãng này liên tục giảm giá và chỉ được các nhà đầu tư định giá ở mức chưa tới 40.000 tỷ đồng.

Mới đây nhất, thị giá cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã giảm 5% chỉ trong phiên giao dịch ngày 6/3, tức là giá cổ phiếu HVN hiện tại chỉ còn 32.400 đồng/cổ phiếu.

Sau những phiên đỏ sàn liên tiếp thì giá cổ phiếu HVN từ ngày 21/2 đến nay đã giảm tới gần 21%, thậm chí còn thấp hơn cả giá trong phiên giao dịch đầu tiên là 39.200 đồng/cổ phiếu. Và chỉ chưa đầy 10 phiên giao dịch, vốn hóa thị trường của Vietnam Airlines đã bốc hơi hơn 10.400 tỷ đồng, kém Vietjet 1.448 tỷ đồng. 

vietjet tro thanh hang hang khong lon nhat viet nam a

 Tương quan thị giá cổ phiếu của hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air trong những phiên giao dịch gần đây. Đồ họa: Quang Thắng

Mặc dù cuối năm 2016, thị phần bay trong nước của Vietnam Airlines cao hơn của Vietjet nhưng ở thời điểm hiện tại, trên sàn chứng khoán, thị giá cổ phiếu của Vietjet Air đang cao gấp 4,2 lần Vietnam Airlines.

Trước đó, vào năm 2012, thị phần Vietjet chỉ ở mức 8% còn Vietnam Airlines lên tới 70%. Tuy nhiên, liên tục các năm sau đó, Vietjet Air với chiến lược đúng hướng đã đều đặn tăng trưởng, thị phần đạt 37,1% vào năm 2015 trong khi Vietnam Airlines giảm xuống chỉ còn dưới 47%. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2012-2015 lên tới 151%/năm.

PV

Tin khác

Kinh tế 11 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 15/4,UBND Tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng với Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển phối hợp tổ chức hội nghị chiến lược phát triển kinh tế tư nhân 2024.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức "Diễn đàn Doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới"
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 1213/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị Đông Nam thành phố Thanh Hóa. Khu vực lập quy hoạch thuộc địa giới quản lý hành chính phường Quảng Thành, Quảng Đông, Quảng Cát, Quảng Phú, Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa…
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.