SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Việt-Nhật bắt tay thực hiện Dự án 'Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản'

10:48, 25/10/2019
(SHTT) - Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt - Nhật trên nhiều lĩnh vực, mới đây, hai nước đã chính thức bắt tay kết hợp trong dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản”.

Tiếp nối những thành công trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản được thể hiện thông qua Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản, với mục tiêu triển khai các nội dung cam kết giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản tại Bản ghi nhớ hợp tác về chỉ dẫn địa lý giữa Việt Nam và Nhật Bản ký giữa hai Cơ quan ngày 02/6/2017, Dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản” thuộc Chương trình “Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020” đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.

Dự án này là một trong những kết quả cụ thể mà Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình hợp tác ngày càng phát triển về chiều sâu và rộng giữa hai bên.

Các sản phẩm được lựa chọn để đăng ký chỉ dẫn địa lý vào Nhật Bản trong dự án lần này sẽ dựa trên các tiêu chí bao gồm: mức độ ưu tiên và cam kết giữa hai Chính phủ trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản; tiềm năng xuất khẩu và khả năng vượt qua các rào cản về kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm của các sản phẩm; mức độ sẵn sàng về hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản; mức độ sẵn sàng của ngành hàng và sự ủng hộ của chính quyền địa phương/doanh nghiệp/người dân trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sang Nhật Bản. 

Để lựa chọn được các sản phẩm đáp ứng các tiêu chí trên, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiến hành tổng hợp thông tin, đánh giá sơ bộ các sản phẩm và tổ chức các chuyến công tác thực địa nhằm khảo sát quy mô canh tác, sản lượng, thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm trong và ngoài nước; khảo sát mức độ sẵn sàng của ngành hàng trong xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản; khảo sát mong muốn của chính quyền địa phương/doanh nghiệp/người dân trong việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sang Nhật Bản; khảo sát và tìm hiểu quy trình kỹ thuật canh tác sản phẩm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, đặc biệt tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì Nhật Bản là thị trường yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở kết quả khảo sát và đánh giá các tiêu chí cần đáp ứng, Cục Sở hữu trí tuệ đã lựa chọn được ba sản phẩm phù hợp bao gồm: thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột và vải thiều Lục Ngạn. 

vai thieu luc ngan

Vải Thiều Lục Ngạn 

Vải thiều Lục Ngạn là loại quả nằm trong danh sách loại quả ưu tiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản năm 2017. Vải thiều Lục Ngạn đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, là sản phẩm có sản lượng lớn, có giá trị gia tăng cao.

thanh long binh thuan

 

Thanh long Bình Thuận là sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Nhật Bản mở cửa thị trường, đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản theo kết quả Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016. Thanh long Bình Thuận là sản phẩm có quy mô sản xuất lớn.

ca phe buon ma thuat

Cà phê Buôn Ma Thuột  

Cà phê Buôn Ma Thuột là sản phẩm được thị trường Nhật Bản ưa chuộng, sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, có quy mô sản xuất lớn, giá trị gia tăng và tiềm năng xuất khẩu cao. 

Các sản vật trên sẽ trở thành những “sứ giả văn hóa đặc biệt” để quảng bá về chỉ dẫn địa lý Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật Bản xuyên suốt quá trình triển khai các hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản” trong thời gian tới.

Dự án sẽ hỗ trợ cho các sản phẩm được lựa chọn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể đáp ứng được các quy định của Nhật Bản về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Song song với các bước xây dựng hồ sơ, việc hoàn thiện Quy chế Quản lý và sử dụng, chuẩn hóa Quy trình kỹ thuật… cho ba sản phẩm được thực hiện một cách bài bản, các chuyên gia có kinh nghiệm của Dự án sẽ tư vấn và hướng dẫn các địa phương triển khai các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.

Dự án cũng sẽ tổ chức cho các chuyên gia của Nhật Bản thẩm định thực địa tại khu vực địa lý sau khi đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nói trên được nộp tại Nhật.

Dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản” được kỳ vọng không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ cho ba địa phương Bình Thuận, Đắk Lắk và Bắc Giang mà còn mở ra cơ hội cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý khác được tiếp cận, bảo hộ và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Vũ An

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đó, Thành phố sẽ tổ chức 7 trận địa bắn pháo hoa phục vụ công chúng.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, thời điểm ASEAN bước sang thập kỷ thứ sáu tồn tại và phát triển cũng là lúc chúng ta đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới sau khi hoàn thành việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Hiện nay, người dân Hà Nội và Thừa Thiên Huế có thể đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp ngay trên ứng dụng VNeID bằng cách thực hiện theo 7 bước dưới đây.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Ngày 23/4, Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) với Chủ đề “Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm”.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) vừa phát đi văn bản cảnh báo gửi các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.