Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật Realtime RT-PCR vào chẩn đoán Ebolavirus
(SHTT) - Nhằm đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh do Ebolavirus gây ra tại Việt Nam, một nhóm nghiên cứu do TS. BS Hoàng Xuân Sử dẫn đầu đã phát triển thành công bộ kit chẩn đoán virus Ebola bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR với hiệu quả sử dụng tốt và giá cả phù hợp.
Bệnh do Ebolavirus (Ebola Virus Disease - EVD) hay còn gọi là bệnh sốt xuất huyết Ebola (Ebola Hemorrhagic Fever - EHF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao lên đến 90% gây ra bởi Ebolavirus (EBOV).
Được phát hiện lần đầu tiên ở Sudan và Cộng hoà dân chủ Công Gô năm 1976 và hiện chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Chính vì vậy dịch bệnh EVD là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng không chỉ ở các quốc gia châu Phi mà trên cả phạm vi toàn cầu.
Do tiềm năng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, bệnh tiến triển nhanh với tỷ lệ tử vong cao, EBOV được phân loại vào nhóm A các tác nhân sinh học có nguy cơ sử dụng khủng bố sinh học, cần được xác định chính xác và kịp thời.
Để kiểm soát dịch bệnh, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm và khẳng định được ca bệnh. Chính vì vậy chẩn đoán xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán sớm và xác định nhiễm EBOV bao gồm xét nghiệm phát hiện sự xuất hiện của virus trong máu bằng kỹ thuật RT-PCR, realtime RT-PCR và chẩn đoán huyết thanh học xác định kháng thể IgG và IgM bằng kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked Immuno Sorbent Assay).

Hiện nay xét nghiệm chẩn đoán EBOV chủ yếu sử dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR với nhiều ưu điểm như độ nhạy và độ đặc hiệu cao đã được công nhận là công cụ hữu hiệu trong quản lý bệnh nhân, đánh giá kết quả điều trị và kiểm soát dịch bệnh này, cũng như là một tiêu chuẩn quan trọng để cho bệnh nhân xuất viện trở lại cộng đồng.
Trên thế giới, cho đến nay đã có hơn 10 bộ kit khác nhau được chấp thuận thử nghiệm và kiểm định tại hiện trường trong vụ dịch ở các nước Tây Phi, nhưng giá thành và trang thiết bị đi kèm với các xét nghiệm này rất cao, khó đáp ứng được nhu cầu và khả năng chi trả của ngành Y tế nước ta.
Do đó, mới đây, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam do TS. BS Hoàng Xuân Sử dẫn đầu đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chế tạo bộ kit chẩn đoán EBOV bằng kỹ thuật Realtime-RT-PCR” nhằm các mục tiêu: Thiết lập được qui trình chế tạo bộ kit chẩn đoán virus Ebola bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR; Chế tạo được bộ kít chẩn đoán virus Ebola bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho bộ kit Realtime RT-PCR chẩn đoán virus Ebola.
Tới nay, đề tài đã đạt được nhiều thành công bao gồm: Thiết lập thành công qui trình chế tạo bộ kit chẩn đoán virus Ebola bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR; Thiết lập được qui trình kỹ thuật Realtime RT-PCR tối ưu chẩn đoán từng loài virus Ebola; Thiết lập được qui trình kỹ thuật RT-PCR tối ưu chẩn đoán cả 5 loài EBOV;
Đã nghiên cứu tổng hợp được RNA in vitro từ plasmid mang đoạn gen NP và một phần đoạn 3’UTR của cả 5 chủng EBOV sử dụng làm mẫu chứng dương cũng như tạo panel độ nhạy xác định ngưỡng phát hiện của kỹ thuật RT-PCR truyền thống và kỹ thuật Realtime RT-PCR chẩn đoán EBOV. RNA tổng hợp bằng phiên mã in vitro có sản lượng cao (1010 - 1012 copy/µl), tinh khiết, và ổn định;
Chế tạo được bộ kit Realtime RT-PCR chẩn đoán EBOV bao gồm đầy đủ các thành phần đã được tối ưu, độ nhậy là 100% ở nồng độ 22,1 FFU/ml với ZEBOV; 42,1 FFU/ml với SEBOV; 7,8 FFU/ml với BEBOV; 34,8 FFU/ml với TEBOV, và 10,4 FFU/ml với REBOV, độ đặc hiệu là 100%, độ chính xác cao với hệ số biến thiên CV <10%, độ ổn định là 3 tháng, bảo quản -20oC, 25 bộ, 24 test/bộ;
Chế tạo được bộ kit RT-PCR chẩn đoán cả 5 loài EBOV, bao gồm cả chủng Zaire gây dịch hiện tại, với độ nhạy và độ đặc hiệu 100%, ngưỡng phát hiện 1000 copy/phản ứng, độ ổn định của bộ kit là 3 tháng, bảo quản -20oC, 10 bộ, 50 test/bộ.
Dự án cũng đã xây dựng thành công tiêu chuẩn cơ sở cho bộ kit Realtime RT-PCR-EBOV chẩn đoán EBOV gồm 5 chỉ tiêu về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử tương ứng kèm hướng dẫn sử dụng kit; Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho bộ kit RT-PCR phát hiện cả 5 loài EBOV bao gồm cả chủng Zaire gây dịch hiện tại, gồm 6 chỉ tiêu về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử tương ứng kèm hướng dẫn sử dụng kit.
Bảo Lâm
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
Việt Nam phát triển thành công thuốc hỗ trợ điều trị Alzheimer từ rau đắng biển
LG tăng cường hợp tác nhằm phát triển công nghệ 6G
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
-
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
-
Việt Nam phát triển thành công thuốc hỗ trợ điều trị Alzheimer từ rau đắng biển
-
LG tăng cường hợp tác nhằm phát triển công nghệ 6G
-
Sinh viên Đại học Thủy Lợi sáng tạo làm khẩu trang từ rơm rạ
-
Microsoft Surface Laptop 4 lộ diện với nhiều tính năng ấn tượng
-
Từ tháng 5/2021, dạy học trực tuyến được phép thay thế và hỗ trợ giảng dạy trực tiếp
-
Nốt nhạc hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp Bách khoa Hà Nội
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Những loại nội dung truyền thông xã hội thúc đẩy sự tương tác
-
15 ᵭɪềυ cҺỉ kҺɪ tɾưởпɢ tҺàпҺ tα ᴍớɪ Һɪểυ ᵭược cҺo ᴍẹ cҺα
-
Aahar Food bị cáo buộc vi phạm nhãn hiệu
-
Xu hướng tương lai của AI và Analytics trên Cloud
-
Móп ăп ɢɪàυ cαпxɪ ɓậc пҺất, tươпɢ ᵭươпɢ ʋớɪ 10 cốc ѕữα, 30 qυả tɾứпɢ
-
Tâm sự của gái 30: ‘Chồng không lấy cũng được nhưng nhất định phải mua nhà’
-
Ѕôпɢ ɓɪểп kҺôпɢ cҺấρ tɾoпɢ ᵭục ʋớɪ αo cҺυôᴍ, пɢườɪ ᵭạɪ ℓượпɢ kҺôпɢ cҺấρ пҺữпɢ ᵭɪềυ пàч
-
Góp giỗ 5 triệu mẹ chồng chê ít: "Tôi làm 20 mâm đưa tôi 20 triệu"
-
5 chị em ruột sống thọ từ 85 đến 97 tuổi ở Hà Tĩnh
-
Bố đang ngủ say giấc, bé gái canh đúng 'ngã 3' sút thẳng bóng vào đau điếng