Việt Nam thu gần tỷ USD từ rau quả xuất khẩu
Hai thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm tới 67% kim ngạch với 3,8 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 38% so với năm ngoái. Riêng tháng 9, nước này đã chi hơn 700 triệu USD để nhập rau quả Việt Nam. Trong đó sản phẩm Sầu riêng là sản phẩm chiếm ưu thế, đóng góp đến 65% giá trị xuất khẩu, theo sau là chuối, thanh long, dưa hấu..
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Đặng Phúc Nguyên nhận định vị thế của nông sản Việt đang ngày càng được củng cố trên thị trường quốc tế. Trung Quốc đã tạo nhiều thuận lợi cho việc nhập khẩu nông sản, giúp dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả năm nay có thể đạt 7 tỷ USD.
Cũng theo ông Nguyên, tháng 10 hứa hẹn là thời điểm bùng nổ của sầu riêng khi kết thúc chính vụ, và Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp sầu riêng trái vụ vào tháng 11 và12, đảm bảo nguồn cung khi các nước khác không có hàng. Điều này tạo lợi thế cho Việt Nam, giúp giá tăng cao.
Ngoài sầu riêng, các loại trái cây khác cũng hưởng lợi khi bước vào mùa đông - thời điểm nhiều nước gặp khó khăn trong thu hoạch, còn Việt Nam vẫn duy trì điều kiện thuận lợi để trồng rau quả. Đặc biệt, lợi thế về kết nối đường bộ, biển và đường sắt với Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt.
Với lợi thế việc Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc, mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam. Tại hội chợ cuối tháng 9 ở Trung Quốc, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu từ 30-50 container, thậm chí có đơn vị đạt thỏa thuận cung cấp 1.500 container. Đây là tín hiệu tích cực cho tương lai của ngành dừa Việt Nam tại thị trường tỷ dân này.
Với đà tăng trưởng hiện nay, cùng nhu cầu ngày càng cao từ Trung Quốc, ngành rau quả Việt Nam dự báo tiếp tục lập thêm những kỷ lục mới. Dự kiến, mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD năm 2030 là hoàn toàn khả thi.
TH