SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam tăng 56% số bằng độc quyền sáng chế trong mùa dịch Covid-19

07:15, 22/06/2020
(SHTT) - Dịch bệnh Covid-19 không làm ảnh hưởng tới vấn đề sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Lượng đơn xử lý được trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 26.036 (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019); số văn bằng bảo hộ SHCN cấp tăng 18,1%, trong đó số Bằng độc quyền sáng chế tăng 56,7%.

 Ngày 19/6/2016, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ KH&CN dẫn đầu đã có buổi làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Tham dự buổi làm việc, còn có đồng chí Phạm Công Tạc - Ủy viên ban cán sự, Thứ trưởng Bộ KH&CN, cùng Lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN gồm: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Viện Khoa học SHTT và Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ.

Tại buổi làm việc, Ông Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở Hữu trí tuệ (SHTT) đã chia sẻ về các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.

cuc shtt

Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) do đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên BCHTW Đảng, Bí thư Ban cán sự, Bộ trưởng Bộ KH&CN dẫn đầu đã có buổi làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).  

Cụ thể, về xây dựng chính sách và pháp luật, Cục đã phối hợp với các cơ quan của Bộ Công thương xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật SHTT để trình Quốc hội thông qua vào ngày 14/6/2019; triển khai xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật SHTT để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nội luật hóa các cam kết quốc tế và giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; đặc biệt, đã hoàn thành việc xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược SHTT đến năm 2030.

Cục cũng triển khai nhiều nhiệm vụ/hoạt động cụ thể để đưa SHTT trở thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể đã cấp chín giấy chứng nhận (GCN) đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) và 280 GCN đăng ký nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc thù của địa phương trong năm 2019; triển khai Dự án “Xây dựng biểu trưng CDĐL quốc gia”, triển khai Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng và quản lý CDĐL giữa Bộ KH-CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương; đẩy mạnh bảo hộ quyền SHTT cho các sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tích cực tham gia Chương trình thương hiệu quốc gia, các Chương trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực quốc gia, ngành và địa phương và triển khai Dự án Xây dựng Mạng lưới các Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp (IP-HUB/TISC). Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ và ĐMST, dần tạo dựng văn hóa SHTT trong cộng đồng xã hội

Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp, lượng đơn được xử lý trong năm 2019 tăng 51,7% so với năm 2018, trong đó, nhãn hiệu quốc gia tăng 67%, sáng chế tăng 48,7%. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cấp ra năm 2019 tăng trên 40% so với năm 2018. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng lượng đơn xử lý được trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt 26.036 (tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019); số văn bằng bảo hộ SHCN cấp tăng 18,1%, trong đó số Bằng độc quyền sáng chế tăng 56,7%.

Trong quan hệ quốc tế, Cục đã tham gia tích cực vào các diễn đàn, tổ chức quốc tế có nội dung hợp tác về SHTT như APEC, ASEAN, WTO và Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) và đàm phán nội dung SHTT trong các Hiệp định thương mại quốc tế (CPTPP, EVFTA...). Đến nay, Cục có quan hệ hợp tác chặt chẽ với WIPO, với Cơ quan SHTT của các nước ASEAN. Cục có Thỏa thuận hợp tác về SHTT với các Cơ quan SHTT của cả 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Nhóm 5 Cơ quan SHTT lớn nhất thế giới (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), cũng như các nước đối tác truyền thống như Nga, Pháp, Lào, Cu-ba... và tất cả các nước trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019 và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Nhóm công tác về Hợp tác SHTT các nước ASEAN.

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đã góp phần quan trọng khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ và ĐMST, dần tạo dựng văn hóa SHTT trong cộng đồng xã hội. Trong giai đoạn 2010-2020, Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ SHTT cho 118 sản phẩm chủ lực của các địa phương; hỗ trợ, tư vấn thành lập 63 tổ chức tập thể kiểm soát, quản lý sản phẩm được bảo hộ; tập huấn về SHTT cho 37.000 lượt người; đào tạo cho trên 10.000 lượt người; hỗ trợ 5.000 số phát sóng trên đài truyền hình TW và địa phương; hỗ trợ đăng ký bảo hộ 50 sáng chế cho người Việt Nam... Sự thành công của Chương trình là mô hình tham khảo đối với các tỉnh, thành phố để xây dựng và triển khai các Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của địa phương. Hiện Cục đang dự thảo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030, báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng để lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương trước khi trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Hải Trang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.