SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Việt Nam sẽ sớm sản xuất robot chuyên dụng phục vụ bệnh nhân cách ly vì COVID-19

10:30, 18/03/2020
(SHTT) - Theo ý kiến thống nhất tại cuộc họp thảo luận các giải pháp khoa học phục vụ phòng chống Covid-19, Bộ KH&CN cho biết sẽ nghiên cứu và xem xét đề xuất chế tạo robot giúp đưa cơm, đưa thuốc cho bệnh nhân bị cách ly.

Sáng ngày 17/3, trong cuộc thảo luận giữa Bộ KH&CN với các chuyên gia nhằm thảo luận các giải pháp khoa học phục vụ phòng chống Covid-19, GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương đã kiến nghị Bộ giao một đơn vị có năng lực tiến hành sản xuất robot hỗ trợ phục vụ trong ngành y tế nhằm giảm tải công việc cho nhân viên y tế và hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với các trường hợp dương tính.

Cụ thể, GS.TS Nguyễn Văn Kính chia sẻ, lượng công việc nhằm hỗ trợ phục vụ, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm SARS-CoV-2 và người cách ly khá nhiều, tạo áp lực cho đội ngũ y bác sỹ. Trong bối cảnh dịch bùng phát hơn nữa, khối lượng công việc càng nhiều hơn. Tại Trung Quốc, nhiều bệnh viện có robot hỗ trợ bệnh nhân làm những việc đơn giản như đưa cơm cho người cách ly, lau dọn, khử khuẩn sàn nhà.

GS Kính đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho một đơn vị có năng lực tiến hành sản xuất robot hỗ trợ phục vụ trong ngành y tế, trước mắt có thể tập trung vào việc lau dọn, khử khuẩn sàn nhà, đưa cơm, đưa thuốc bệnh nhân.

Ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục KHCN và Đào tạo, Bộ Y tế cũng đề xuất Bộ KH&CN ưu tiên sản xuất robot nhằm hỗ trợ ngành y tế trong công tác phục vụ bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 và những người cách ly.

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết sẽ nghiên cứu và xem xét ngay đề xuất của các nhà khoa học.

rb2_vov_vgij

Robot Tâm An của Bệnh viện Trung ương Huế được nhân viên y tế và bệnh nhân đánh giá cao.

Trước đó, Thạc sỹ Huỳnh Phúc Minh, Trưởng đơn vị Quản lý dịch vụ buồng Bệnh viện Trung ương Huế đã tự chế tạo và đưa vào vận hành tại bệnh viên này một "Robot Tâm An" với chức năng tiếp phẩm phục vụ cho các bệnh nhân trong thời gian cách ly điều trị do nghi nhiễm SARS-CoV-2  nhằm ngăn ngừa, giảm lây lan cũng như đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế.

Robot này có thể điều khiển bằng giọng nói từ xa trong khoảng cách tối đa 30m và giao tiếp với bệnh nhân trong quá trình phục vụ bệnh nhân. Hằng ngày, robot có thể liên tục tiếp thực phẩm, thuốc men và các vật tư tiêu hao, các nhu yêu phẩm theo yêu cầu tới bệnh nhân.

Mỗi lượt tải đồ, robot có thể mang theo lượng vật tư với với trọng lượng lên đến 60kg, hệ thống thùng chứa 4 ngăn, tốc độ di chuyển tối đa 20km/h đi qua được các cửa, các khoa trong Bệnh viện Trung ương Huế, hỗ trợ đưa thức ăn và thuốc đến từng bệnh nhân bị cách ly. 

Chị Hồ Thị Mỹ Duyên, điều dưỡng viên tại khu cách ly Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, cho biết con robot này phát huy tác dụng tốt, vì nhỏ, gọn nên tiếp xúc gần bệnh nhân hơn, đem đồ thẳng vào trong phòng cho bệnh nhân và còn có thiết bị báo mở cửa để báo bệnh nhân nhận đồ.

Thái An

Tin khác

Đời sống sáng tạo 7 phút trước
Trên thực tế, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo có thể xảy ra bất cứ giai đoạn nào. Ngay cả khi cơ thể của bạn còn trẻ và khỏe mạnh. Do đó, ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho mình và người thân một biện pháp đảm bảo tài chính trong tương lai, cụ thể là tham gia bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Mustafa Suleyman, người đồng sáng lập DeepMind của Google, cùng với Giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella, sẽ giám sát một loạt dự án, đáng chú ý là dự án tích hợp AI Copilot vào Windows.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Các nhà khoa học tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) mới đây đã công bố về việc thành công loại bỏ virus HIV khỏi các tế bào nhiễm bệnh thông qua công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - iPhone 16 Pro được nâng cao hiệu suất với việc trang bị chip xử lý A18 Pro. Chip này không chỉ đem lại hiệu suất mạnh mẽ hơn mà còn hỗ trợ hệ thống tản nhiệt tiên tiến.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, nhóm nghiên cứu từ Johns Hopkins đã phát triển một công cụ tiềm năng có thể phát hiện virus qua hình ảnh siêu âm phổi, từ đó tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực y tế.