SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam phát triển thành công quy trình tổng hợp MoS2 bằng phương pháp thủy nhiệt

10:36, 13/12/2022
(SHTT) - TS. Nguyễn Tiến Đại và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sau thời gian dài nghiên cứu đã thành công tìm ra quy trình tổng hợp MoS2 bằng phương pháp thủy nhiệt. Kết quả nghiên cứu có ứng dụng cao trong phát triển công nghiệp năng lượng xanh.

Ngày nay cuộc chiến năng lượng đang diễn ra rất phức tạp và dần cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch trên toàn cầu. Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP21) đã cam kết, phê duyệt thỏa thuận chung hạn chế sự nóng lên toàn cầu và đòi hỏi mức zero trong phát thải khí nhà kính vào năm 2030. Điều này ưu tiên sử dụng những công nghệ ít phát thải carbon và các quá trình sử dụng carbon làm nguyên liệu để sản xuất. Vì thế việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, tái tạo, thân thiện với môi trường nhằm thay thế năng lượng hóa thạch có nguồn phát thải khí hiệu ứng nhà kính thấp hoặc zero đang là đề tài được quan tâm nghiên cứu. 

Nhiên liệu hydrogen (H2) có nhiệt lượng riêng lớn được xem là nguồn nhiên liệu tái tạo sạch, vô tận, thân thiện môi trường. Sản phẩm đốt nhiên liệu H2 chỉ tạo ra hơi nước, không phát sinh các khí độc (COX, NOx, SO2) và các tạp chất có hại cho môi trường, ảnh hưởng sức khoẻ con người giống như các sản phẩm đốt từ xăng hay dầu diesel. Đặc biệt, nhiên liệu khí H2 được điều chế chủ yếu từ các phản ứng tách nước thông qua các quá trình quang điện hóa dưới sự hỗ trợ của chất xúc tác và ánh sáng, do đó nhiên liệu H2 sẽ là nguồn năng lượng vô tận, chủ yếu trong tương lai. 

Sự phát triển ngành khoa học vật liệu giúp tìm kiếm các chất xúc tác nhằm tăng hiệu suất phản ứng tách khí H2/ O2 từ nước, bền nhiệt và hóa học, thân thiện với môi trường đang thu hút nhiều nhóm nghiên cứu tìm ra các vật liệu mới. Trong đó đang nổi lên là đề tài nghiên cứu vật liệu MoS2 có cấu trúc thấp chiều (2D, 0D) chứa nhiều tâm hoạt động tích cực cho nhiều ứng dụng khác nhau.

valieumoinangluongxanh

Các dạng cấu trúc pha khác nhau của MoS2 (a), và ảnh hiển vi điện tử bề mặt của tấm nano MoS2 với một vài đơn lớp (b)  

Nhằm mục tiêu nghiên cứu làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực quang điện - điện tử từ phương pháp chế tạo vật liệu MoS2, chế tạo linh kiện, khảo sát tính chất và ứng dụng vật liệu chủ yếu trong lĩnh vực quang điện hóa, quang xúc tác tách H2 từ nước, TS. Nguyễn Tiến Đại và nhóm nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài: "Tổng hợp và nghiên cứu tính chất quang của vi cấu trúc MoS2 (2D, 0D) nhằm ứng dụng trong quang xúc tác”, mã số đề tài là GUST.STS.ĐT2020-HH10.

valieumoinangluongxanh1

Quy trình tổng hợp MoS2 bằng phương pháp thủy nhiệt   

Theo TS. Nguyễn Tiến Đại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được quy trình thủy nhiệt để tổng hợp thành công vật liệu MoS2 có cấu trúc dạng màng mỏng 2D, hình tai nấm, chấm lượng tử (0D) trên các đế thủy tinh, Si, ITO sử dụng hai tiền chất Na2MoO4 và NH4SCN trong dải nhiệt độ từ 80 độ C đến 200 độ C. Đây là hai tiền chất có giá thành không cao, rất dễ mua và thực hiện dễ dàng tại điều kiện trang thiết bị hiện có trong các phòng thí nghiệm tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trong đó nhiệt độ 180 độ C là phù hợp nhất để tổng hợp màng mỏng cấu trúc 2D. Cấu trúc, hình thái học, độ dầy của màng mỏng 2D-MoS2 có thể điều khiển bằng cách thay đổi nhiệt độ tổng hợp (trong dải từ 80 độ C đến 200 độ C) và thời gian thủy nhiệt. 

valieumoinangluongxanh2

Tổng hợp vi cấu trúc tinh thể MoS2 bằng phương pháp thủy nhiệt (a) và đo tính chất quang của vật liệu MoS2 trên hệ máy fastFLIM, VAST (b) 

Kết quả nghiên cứu thu được có tính ứng dụng cao, phù hợp với hướng nghiên cứu về môi trường, công nghiệp năng lượng xanh, xử lý các chất độc tố trong nguồn nước thải và tìm kiếm vật liệu thay thế pin nhiên liệu H2. Đề tài có tính thời sự, ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu mong muốn được hợp tác với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các cơ sở sản xuất trong giai đoạn tới để tiếp tục phát triển nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học sẵn sàng cho thương mại hóa.

Thái Hà

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.