SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam phát triển giải pháp thay thế bền vững cho bếp than tổ ong

15:33, 01/09/2020
(SHTT) - Bếp than tổ ong đang là yếu tố lớn gây ô nhiễm không khí đặc biệt tại các thành phố lớn. Nhằm giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại Việt Nam đã phát triển thành công giải pháp bếp năng lượng vĩnh cửu sử dụng nhiên liệu sinh khối từ vụn gỗ keo để thay thế bếp than tổ ong.

Các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo & Phát triển Bền vững (CCS) hiện đã chế tạo thành công sản phẩm bếp khí hóa sử dụng tiềm năng cực lớn trên thế giới là sinh khối.

Bếp sử dụng viên nén sinh khối từ vụn gỗ keo, cho hiệu suất cao, từ 18% tới 60%, cao gấp 6 - 20 lần so với phương pháp đốt trực tiếp các nhiên liệu rắn. Đặc biệt nhất là công nghệ khí hóa sinh khối được áp dụng vào loại bếp này không tạo ra khói độc gây hại cho sức khỏe. Quá trình đốt tạo ra than sinh học là nguồn bổ sung quan trọng cho đất trồng, cải tạo đất.

Như vậy, giải pháp này không chỉ làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do bếp than gây ra mà còn giúp giải quyết lượng lớn rác thải từ ngành chế biến keo khi biến chúng thành nguồn năng lượng nhiệt tái tạo. Đồng thời tạo ra nguồn dưỡng chất giúp cải thiện chất lượng đất trồng.

bep-khi-hoa

 Mỗi sản phẩm bếp khí hóa chỉ có giá thành khoảng 20.000 đồng với thiết kế vô cùng đơn giản, dễ dùng.

Bếp khí hóa được cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng. Chỉ cần cho viên nhiên liệu vào đốt lên là có thể đun nấu bình thường, với giá thành mỗi chiếc bếp chỉ khoảng 20.000đ. Tiền mua viên nhiên liệu cũng khá rẻ, nấu ăn một bữa cho gia đình bình thường chỉ hết khoảng 1.500đ. Phụ phẩm của loại bếp này là than sinh học có giá trị cao, được dùng để cải tạo đất và lọc nước.

Chi phí năng lượng dành cho bếp khí hóa sinh khối cũng giảm khoảng 2/3 so với các loại bếp sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng hay dầu diesel. Thậm chí, hình thức đốt bằng nguyên liệu sinh khối này còn rẻ hơn than tới 22%. Ngoài các sản phẩm bếp khí hóa gia dụng, CCS cũng chế tạo các mẫu bếp khí hóa công nghiệp xử lý các chất thải độc hại.

Tận dụng nguồn nhiên liệu sinh khối

Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, nguồn nguyên liệu sản xuất năng lượng sinh khối khoảng 118 triệu tấn/năm. Nếu quy đổi ra dầu sẽ tương đương 80,7 triệu tấn, gấp 2 lần tổng lượng khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tiềm năng lớn như vậy, nhưng hầu hết các nguồn năng lượng sinh khối của chúng ta vẫn chưa thể tận dụng, lãng phí thậm chí là nguồn gây ô nhiễm môi trường, như việc đốt rơm rạ tại các huyện ngoại thành Hà Nội.

Ông Nguyễn Hồng Long, Giám đốc Trung tâm CCS cho biết: “Từ lâu chúng tôi đã thấy rằng tình trạng đốt than tổ ong gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng vì người dân không có phương pháp thay thế nên hiện trạng này vẫn cứ kéo dài. Dù đã có các quy định về lộ trình cấm đốt than tổ ong, nhưng nó gắn với mưu sinh của nhiều người lao động nên vẫn khó. Từ năm 2011 chúng tôi đã nghiên cứu thành công mẫu bếp hóa khí dân sinh, cho đến nay qua nhiều lần cải tiến, mẫu bếp hoàn thiện mới nhất đạt hiệu suất sử dụng cao, phù hợp với thu nhập của người dân và quan trọng là “cắt đứt” được nguồn khí thải ô nhiễm từ bếp than tổ ong”.x

Ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng nhóm Công nghệ và Năng lượng tái tạo của Trung tâm CCS cho biết, một số khó khăn của việc nhân rộng mô hình bếp này là nhận thức của cộng đồng về công nghệ khí hóa sinh khối còn hạn chế; Thứ hai, hệ sinh thái về sản phẩm này hoàn toàn mới trên thị trường và việc đồng bộ triển khai các bộ phận của hệ sinh thái này trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Tại sao ta không nâng cấp chiếc bếp than tổ ong kia, cũng như cách mà ta đã “lên đời” tivi, tủ lạnh? Quyết định nằm phần lớn ở người dùng, khi mà ta đã tạo ra được một trào lưu bếp hóa sinh khối lan ra khắp nơi, lúc ấy ta sẽ trực tiếp thấy được những lợi ích của nó ảnh hưởng tới toàn quốc như thế nào.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Hải, ngoài sản xuất bếp khí hóa, chúng ta còn có thể tận dụng được nguồn năng lượng sinh khối lớn. Ở khắp các vùng miền trên cả nước đều có số lượng sinh khối được coi là rác thải khổng lồ, chưa được sử dụng đúng cách. Theo nhận định có thể tận dụng sản xuất được 118,5 triệu tấn/năm. Nhiều vùng trên cả nước có thể sản xuất loại vật liệu này, với công suất vài chục cho tới vài trăm tấn/tháng. Đây có thể coi là một giải pháp thiết thực đối với từng người dân nhưng lại có hiệu quả to lớn bảo vệ môi trường không khí ở các thành phố lớn.

Bảo Khánh

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.