SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 08/12/2024
  • Click để copy

Việt Nam nằm trong nhóm tiềm năng với tín chỉ carbon rừng

11:04, 09/11/2024
(SHTT) - Thạc sĩ Nguyễn Văn Thị, Viện sinh thái rừng và Môi trường (Đại học Lâm nghiệp), cho biết trung bình tăng trưởng toàn khu vực rừng ngập mặn mỗi năm là 6,77 tấn một ha, tương đương với 24.8 tấn CO2.

Sáng ngày 9/11, Hội thảo đo lường carbon rừng ngập mặn do Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam được tổ chức. Thạc sĩ Nguyễn Văn Thị, Viện sinh thái rừng và Môi trường (Đại học Lâm nghiệp), cho biết trung bình tăng trưởng toàn khu vực rừng ngập mặn mỗi năm là 6,77 tấn một ha, tương đương với 24.8 tấn CO2. Mức này tương đương với giá trị kinh tế có thể để lại là 124-248 USD.

"Tăng trưởng carbon" được hiểu là sự phát triển của các yếu tố nâng cao giá trị carbon quy đổi rừng ngập mặn về quy mô, diện tích, kích thước cây...

Thạc sĩ Nguyễn Văn Thị chia sẻ thêm, lượng tăng trưởng carbon bình quân của cây Mắm là cao nhất 8,06 tấn một ha, trong khi đó Bần là 6,93 tấn một ha và Đước là 5,32 tấn một ha.

rung

 

Kết quả trên có được từ việc triển khai đo đếm tại ba xã của thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2022. Đây là hợp phần trong kế hoạch xác định sinh khối, trữ lượng rừng ngập mặn ở 28 tỉnh ven biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 Ông Thị cho rằng, kết quả này giúp các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, về kinh tế xanh nắm bắt thêm được giá trị bảo vệ môi trường của rừng ngập mặn. Đồng thời, kết quả này đã được Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thẩm định và sử dụng để xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật điều tra, đo đếm carbon rừng ngập mặn.

"Đây là lần đầu tiên, một hướng dẫn chuyên ngành trong lĩnh vực này được ban hành, áp dụng trên phạm vi toàn quốc", ông Thị nói.

Cùng quan điểm này, GS. TS Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp cho biết giá trị quy đổi carbon của từng loại rừng là khác nhau, trong đó rừng ngập mặn thuộc nhóm có giá trị cao nhất. Carbon có thể được nhìn nhận như một loại tài sản mới của hệ sinh thái rừng và có giá trị tiềm năng vì tạo ra thị trường và nguồn thu mới từ việc giảm phát thải hoặc tăng cường hấp thụ carbon của rừng.

Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha, thuộc địa bàn 28 tỉnh, thành phố, thuộc nhóm đầu các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Trong đó, khu vực Nam Bộ, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 97%.

TH

Tin khác

Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Tối ngày 6/12, VinFuture 2024 đã chính thức công bố các chủ nhân giải thưởng. Theo đó, giải thưởng đã vinh danh 10 nhà khoa học là tác giả của những nghiên cứu về mạng nơ-ron, học sâu, liệu pháp điều trị ung thư, vaccine dạng uống ngừa bệnh tả và vật liệu sinh học giúp cơ thể tự chữa lành.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Chia sẻ được đưa ra trong hội thảo "Tương lai của AI" do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chương trình là một trong chuỗi hội thảo chuyên đề thuộc khuôn khổ Tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Báo Nhà báo và Công luận vừa tổ chức Lễ trao Giải ảnh “Khoảnh khắc Báo chí" năm 2024. Giải thưởng đặc biệt tại Lễ trao giải năm nay được trao cho tác phẩm "Những hình ảnh xúc động tại Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Sáng 6/12, Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội được diễn ra tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là sự kiện quan trọng của TP trong nỗ lực hoàn thành xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi phục vụ công cuộc chuyển đổi số và xây dựng Chính quyền số.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 5/12 vừa qua, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đã công bố thành lập Ủy ban Đạo đức Trí tuệ nhân tạo (AI). Ủy ban ra đời với sức mệnh đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu của AI và bảo vệ các giá trị xã hội.
. ..