SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 11/10/2024
  • Click để copy

Việt Nam là quốc gia có số lượng máy tính nhiễm độc cao thứ 3 trên thế giới

10:51, 01/10/2019
(SHTT) - Theo thống kê mới được công bố của Spamhaus Project về mối đe dọa tấn công mạng được thực hiện vào tháng 5/2019, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có số lượng máy tính nhiễm độc cao nhất.

Theo thống kê của Spamhaus Project về mối đe dọa tấn công mạng, tháng 5/2019, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các quốc gia có số lượng máy tính bị nhiễm mã độc cao nhất thế giới, với hơn 905.000 máy tính bị tin tặc điều khiển.

Trước đó, cuối năm 2018, Kaspersky Lab cũng thực hiện khảo sát tương tự và cho ra kết quả, với hơn 100 triệu trường hợp nhiễm mã độc trực tuyến, hơn 400 triệu trường hợp nhiễm mã độc ngoại tuyến được ngăn chặn, Việt Nam là quốc gia có số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến đứng đầu Đông Nam Á.

pwl9mwg0qu5vdagwstde

 Việt Nam đứng thứ 3 trong số các quốc gia có số lượng máy tính bị nhiễm mã độc cao nhất thế giới, với hơn 905.000 máy tính bị tin tặc điều khiển.

Trung tâm Công nghệ thông tin và giám sát an ninh mạng Việt Nam cũng cho biết, từ năm 2013 đến nay, đã phát hiện hơn 10.000 lỗ hổng trong hệ thống mạng của các cơ quan Chính phủ tại Việt Nam.

Trong đó, 6% các lỗ hổng được đánh giá ở cấp độ nghiêm trọng, 23% có nguy cơ cao; trên 2.400 dịch vụ mạng không cần thiết được bật trên hệ thống; trên 100 mẫu phần mềm độc hại có chứa tên miền Chính phủ; 10 mẫu phần mềm độc hại được tải xuống từ các tên miền Chính phủ; trên 2.100 tài khoản bị xâm nhập với địa chỉ email thuộc các cơ quan Chính phủ.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Tập đoàn BKAV, tại Việt Nam có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc đào tiền ảo. Thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng tại Việt Nam đã lên tới gần 15 nghìn tỷ đồng.

1_ZsAn_XuFjE22YL5rSwzulQ

 Trong tương lai, thủ đoạn tấn công mạng bằng trí tuệ nhân tạo sẽ lên ngôi  

Các chuyên gia mạng cho biết, thủ đoạn lấy cắp thông tin, tấn công chiếm đoạt hoặc phá hoại hệ thống thông tin trên không gian mạng đang ngày càng gia tăng. Tin tặc sẽ tập trung tấn công mạng vào các hệ thống thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng…, với mục tiêu đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân của người dùng; tấn công vào hạ tầng, thiết bị kết nối internet vạn vật (IoT).

Ngoài ra, các mối đe dọa tấn công mạng cũng có thể xuất phát từ yếu tố con người; việc thực thi chính sách an toàn thông tin chưa tốt; do sử dụng trang thiết bị, các dịch vụ công nghệ thông tin không đảm bảo.

Ông Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng lo ngại, tới đây, các vụ tấn công lây nhiễm mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là xu hướng của tin tặc. Ngoài ra, các thiết bị, phần mềm phục vụ quá trình xây dựng đô thị thông minh cũng là đích nhắm đến của tấn công mạng với mục tiêu vừa tấn công, vừa lợi dụng các hạ tầng, thiết bị này để thực hiện các cuộc tấn công quy mô hơn. Hình thức tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan, tổ chức, cá nhân để bôi nhọ, nói xấu, phát tán thông tin độc hại trên mạng cũng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.

An An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Nhân Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, thành phố Hà Nội đã phát động phong trào '3 thông, 4 sẵn sàng' nhằm thúc đẩy công tác chuyển đổi số trên địa bàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Giới quan sát đang háo hức chờ đợi quyết định cuối cùng của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) về việc cấp phép cho SpaceX phóng tàu vũ trụ Starship 5. Quyết định này của FAA có thể được đưa ra trong tháng 10.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo 'Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa'.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty hợp tác với Bombardier để cung cấp hình dung về máy bay phản lực thương gia do trí tuệ nhân tạo điều khiển. Tại sự kiện của Hiệp hội hàng không thương gia quốc gia tại Orlando, Florida, Embraer thông báo kế hoạch sản xuất mẫu máy bay AI tầm trung.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Bằng việc tích hợp một 'lớp phủ' năng lượng mặt trời siêu mỏng, hiện nay, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã có thể biến ốp điện thoại trở thành thiết bị phát điện mini.