SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam hưởng lợi gì từ việc bỏ bản quyền vắc xin COVID-19?

07:42, 10/05/2021
(SHTT) - Việc chính quyền Mỹ ủng hộ chia sẻ bản quyền vắc xin Covid-19 đã mở ra cánh cửa lớn cho nhiều đất nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

 Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vừa nhận được cú hích đáng kể sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc tạm thời bỏ bảo hộ bản quyền đối với vắc-xin Covid-19.

"Đây là cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu và các trường hợp bất thường của đại dịch Covid-19 cần những giải pháp đặc biệt" - Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố, Moscow sẽ từ bỏ bản quyền sáng chế đối với vắc xin ngừa Covid-19 vì tầm quan trọng của việc chống lại đại dịch.

vac xin

Việt Nam hưởng lợi gì từ việc bỏ bản quyền vắc xin COVID-19? 

Ông Putin cho biết, đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19 "không mâu thuẫn" với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vốn cho phép lựa chọn như vậy trong những trường hợp khẩn cấp.

Theo ông Putin, trong bối cảnh hiện tại, các chính phủ và doanh nghiệp không được phép nghĩ về việc tối đa hóa lợi nhuận, mà tập trung vào cách bảo đảm an toàn cho người dân.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho biết tuyệt đối ủng hộ việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin Covid-19. Nhà lãnh đạo nói rằng vắc xin nên được chia sẻ cho người dân trên toàn thế giới.

Trong khi chờ quyết định có hay không bỏ bản quyền vắc xin COVID-19, theo ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), nếu được, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn.

"Việt Nam là một trong rất ít các quốc gia trên thế giới có một hệ thống nghiên cứu đủ năng lực về công nghệ, kỹ thuật sản xuất, nhân lực và nguyên liệu bào chế trong sản xuất vắc xin, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Nếu được chuyển giao công nghệ hoặc được chuyển quyền sở hữu trí tuệ về sản xuất vắc xin COVID-19 một cách cởi mở, Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất vắc xin; có cơ hội lớn trong chủ động nguồn vắc xin cho chính mình và chia sẻ cho các quốc gia khác.

Mới đây Bộ Y tế đã họp với đại diện WHO để nhận chuyển giao công nghệ mRNA (công nghệ mà Moderna; Pfizer/BioNTech dùng bào chế vắc xin COVID-19). Đây là công nghệ được giới khoa học đánh giá không chỉ giúp nhân loại ứng phó với COVID-19 và các đại dịch về sau mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác…", ông Quang cho biết.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.