SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam được CISAC đánh giá cao trong công tác bảo vệ quyền tác giả

15:35, 02/11/2021
(SHTT) - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vừa được CISAC - Liên minh Quốc tế các Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc vinh danh trong Báo cáo Doanh thu Toàn cầu về Quyền tác giả.

CISAC mới đây đã công bố bản Báo cáo Doanh thu Toàn cầu về quyền tác giả dài 53 trang với nhiều bảng biểu của nhiều lĩnh vực khác nhau: âm nhạc, điện ảnh, văn học, hình ảnh, kịch…

faa560172755ce0b9744

 

Theo báo cáo, doanh thu quyền tác giả trên toàn cầu bao gồm tác giả âm nhạc, tác giả điện ảnh, tác giả văn học, nghệ thuật và kịch giảm 9,9% vào năm 2020 - tương đương hơn 1 tỷ Euro do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Tổng số tiền thu được đã giảm xuống còn 9,32 tỷ Euro, các biện pháp đóng cửa nền kinh tế của các nước trên thế giới đã khiến cho nguồn thu từ lĩnh vực biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi âm giảm gần một nửa.

Tuy nhiên, theo báo cáo của CISAC, sự sụt giảm nguồn thu này được bù lại một phần nhờ tiền bản quyền thu được từ lĩnh vực kỹ thuật số đang tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng mạnh này có được nhờ vào lưu lượng và nhu cầu phát trực tuyến âm thanh và video trên toàn thế giới và hoạt động cấp phép mạnh mẽ của nhiều tổ chức bảo quyền tác giả là thành viên của CISAC.

Những con số được nhấn mạnh báo cáo là: Biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi giảm 45% xuống còn 1,6 tỷ euro, cụ thể doanh thu từ biểu diễn trực tiếp ước tính giảm 55%.

Cụ thể, doanh thu kỹ thuật số tăng 16,6% lên 2,4 tỷ euro, lĩnh vực Truyền hình và phát thanh - nguồn thu nhập lớn nhất của người sáng tạo, giảm 4,3% xuống 3,7 tỷ euro, trong khi đó, doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc - chiếm 88% trong tổng số doanh thu quyền tác giả, giảm 10,7% xuống 8,19 tỷ euro.

Các biện pháp đóng cửa nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua đã khiến cho mức tiêu thụ các sản phẩm trực tuyến tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực thuê bao của dịch vụ video theo yêu cầu. Hoạt động cấp phép lĩnh vực kỹ thuật số của một số tổ chức bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng này. Đặc biệt là Việt Nam nằm trong danh sách những thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kỹ thuật số.

Mặc dù tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng lĩnh vực kỹ thuật số vẫn được đánh giá là hoạt động khá khiêm tốn vì chỉ chiếm hơn một phần tư (26,2%) tổng số doanh thu quyền tác giả toàn cầu.

3941a1f3e6b10fef56a0

Các thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kỹ thuật số 

Cùng với những con số ấn tượng về nhu nhập Quyền tác giả của giới sáng tạo toàn cầu, CISAC cũng đưa vào Báo cáo những Nghiên cứu Điển hình từ một số Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả trên thế giới về cách thức những tổ chức này phản ứng và đối phó với đại dịch và nỗ lực của họ để đảm bảo nguồn thu cho các tác giả trong thời kỳ khó khăn của đại dịch. Trong báo cáo này, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) là một trong số những tổ chức nằm trong những Nghiên cứu điển hình này của CISAC.

Báp cáo cho biết, VCPMC được thành lập cách đây chưa đầy 20 năm, tuy nhiên tổ chức này đã khẳng định mình là trụ cột thiết yếu để hỗ trợ cho các tác giả tại Việt Nam. Các cán bộ của VCPMC đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của Trung tâm qua các năm. Nếu như báo cáo mức tăng trưởng toàn lĩnh vực cho năm 2020 là 11% thì mức tăng trưởng vẫn tiếp tục vào năm 2021, bất chấp tình hình đại dịch và khuôn khổ pháp lý còn nhiều thiếu sót cho lĩnh vực biểu diễn trực tiếp.

Năm 2020, Việt Nam có chỉ thị không tập trung đông người để đối phó với dịch Covid-19. Các doanh nghiệp, bao gồm các đơn vị tổ chức hòa nhạc, khách sạn, nhà hàng, quán bar và quán cà phê, đã đóng cửa trong thời gian dài. Nhiều đơn vị được cấp phép đã phá sản, gây áp lực lên các hoạt động cấp phép của VCPMC. Tuy nhiên, VCPMC vẫn có thể phân phối tiền bản quyền đúng hạn, thậm chí ứng trước cho những tác giả khi họ cần.

Năm 2020, với việc sụt giảm mạnh các hoạt động biểu diễn công cộng, VCPMC đã phân bổ lại nguồn lực và thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để gia tăng nguồn thu kỹ thuật số. Doanh thu từ Kỹ thuật số tăng 44% so với năm ngoái, bù đắp cho sự sụt giảm 54,4% của hoạt động biểu diễn công cộng và biểu diễn trực tiếp. Các khoản đầu tư cũng được thực hiện để giúp tăng cường xử lý lượng lớn dữ liệu sử dụng từ các DSP (ví dụ: YouTube), xác định quyền sở hữu tác phẩm, khảo sát và ký hợp đồng cấp phép với những người dùng và nền tảng mới (ví dụ: Amanote, MusicMax, Deezer, Maxbro, T -Mobile và Twitch).

Hiện, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam là đại diện duy nhất - thành viên của CISAC đã ký thỏa thuận và hợp tác song phương với 76 tổ chức quản lý tập thể quyền (CMOs) và nhà xuất bản, với phạm vi áp dụng tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đứng trước những thách thức ấy, ngay từ đầu năm 2019, VCPMC cũng đã đổi mới công nghệ, tiệm cận gần hơn với xu hướng thế giới bằng nhiều hoạt động giao lưu, kết nối trực tuyến.

Chính vì thế, khi đại dịch Covid-19 xảy ra ở Việt Nam, Trung tâm đã sớm có biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, đồng thời vẫn giữ được mức tăng trưởng năm sau, cao hơn năm trước.

Linh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.P.Đ về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đối với ông Lê Tiến M. về hành vi Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là thực phẩm và buộc tiêu hủy lô hàng gần 7 tấn Chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc phát hiện chất cấm Sibutramin trong sản phẩm giảm cân Detox Táo.