SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch

11:40, 15/03/2023
(SHTT) - Sáng ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị toàn quốc về du lịch chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”. Hội nghị diễn ra sau đúng 1 năm Việt Nam mở cửa du lịch trở lại (15/3/2022).

 Hội nghị toàn quốc về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp (điểm cầu tại Văn phòng Chính phủ) và trực tuyến (điểm cầu các địa phương tham dự Hội nghị). Ngày 15/3/2023 là dấu mốc quan trọng của du lịch Việt Nam, nỗ lực trở lại sau thời gian dài "ngủ đông" do dịch COVID-19. Đến tháng 3.2023, một năm sau dấu mốc này, du lịch Việt Nam đã gặt hái được thành công nhất định, nhất là "bùng nổ" du lịch nội địa. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt người, tổng thu từ khách du lịch đạt 495.000 tỉ đồng (vượt trên 23% so với kế hoạch năm 2022). 

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết đây là hội nghị lần thứ 3 toàn quốc về phát triển du lịch nhằm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

du lich

 

Khi Nghị quyết 08 được triển khai thì xảy ra dịch COVID-19. Kể từ sau Hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2020, ngành du lịch đã trải qua 2 năm khó khăn, chịu thiệt hại nặng nề do tác động của dịch COVID-19.

Trước tác động nặng nề đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm giảm bớt khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp và người lao động; nhất là phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Nhờ các quyết sách đúng đắn và sự nỗ lưc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp, dịch COVID-19 được kiểm soát. Đúng 1 năm trước, ngày 15/3/2022, khi dịch COVID-19 được kiểm soát khá vững chắc, Chính phủ đã quyết định mở lại hoàn toàn các hoạt động du lịch, dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế nhập cảnh, đón khách quốc tế sớm hơn so với rất nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đây là bước ngoặt quan trọng để phục hồi kinh tế-xã hội.

Với những nỗ lực, cố gắng rất lớn của ngành du lịch, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, năm 2022, thị trường du lịch Việt Nam đã từng bước được khôi phục.

Tuy nhiên, nhiều nước, thị trường, đối tác du lịch lớn, truyền thống của ta diễn biến dịch bệnh còn phức tạp và phải thực hiện các biện pháp hạn chế xuất nhập cảnh. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực bởi xung đột Nga-Ukraine đã làm cho du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thu hút khách du lịch quốc tế.

Thủ tướng cũng đề nghị tập trung thảo luận, đề xuất các giải pháp đột phá trong thời gian tới, nhất là vấn đề hạ tầng, xúc tiến và quảng bá như thế nào? Cùng với đó là vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển du lịch, chính sách visa…

Thủ tướng khẳng định cần phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí, du lịch không thể phát triển một mình, du lịch không thể phát triển nếu hạ tầng, văn hóa không phát triển, du lịch không thể phát triển mạnh nếu công nghiệp văn hóa không phát triển mạnh, bền vững.

Thủ tướng cho biết, sau hội nghị này, Chính phủ dự kiến ban hành một Nghị quyết để tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, tương tự như các nghị quyết sau các hội nghị của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế… Chính phủ sẽ triển khai các công việc thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu hiến kế để chọn việc trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực, sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trình bày báo cáo “Đẩy nhanh phục hồi – Tăng tốc phát triển”, đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam trước và sau đại dịch Covid-19, giải pháp đột phá trong thời gian tới.

Từ ngày 15/3/2022, Việt Nam chính thức mở cửa trở lại hoàn toàn hoạt động du lịch nội địa và quốc tế trong bối cảnh bình thường mới. Sau một năm mở cửa, du lịch Việt Nam có sự khởi sắc, đặc biệt du lịch nội địa phát triển hơn cả kỳ vọng, với lượng khách cao hơn năm 2019 (thời điểm trước dịch).

Tuy nhiên, hoạt động đó khách quốc tế còn khiêm tốn, chưa đạt được mục tiêu đón 5 triệu lượt khách như kế hoạch đề ra, ước đạt 3,5 triệu lượt, con số này ít hơn nhiều so với 18 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2019 - thời điểm trước khi đại dịch Covid-19.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón 1,8 triệu lượt khách quốc tế, đồng thời phục vụ 20 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 85.600 tỷ đồng

Trong gần một năm hoạt động du lịch chính thức mở cửa, Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình quảng bá, kích cầu lớn, trong đó có hai chương trình là “Du lịch an toàn, trải nghiệm trọn vẹn” thúc đẩy du lịch nội địa và “Live Fully in Vietnam” hướng tới thị trường quốc tế. Hàng loạt hoạt động liên kết hợp tác, kích cầu du lịch cũng đã được tổ chức tại các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên toàn quốc.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trước dịch Covid-19, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần trong vòng 4 năm, từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 22,7%/năm.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2020, cả nước chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019, công suất buồng bình quân cả nước chỉ đạt 20%; 52% lao động du lịch mất việc làm; tổng thu từ khách du lịch đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019.

Từ tháng 11/2021, Việt Nam đã bước đầu thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Năm 2021, Việt Nam đón khoảng 3.800 lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, công suất buồng bình quân ước chỉ đạt khoảng 5%, chỉ có 25% lao động du lịch được tham gia công việc toàn thời gian, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ 2020.

Năm 2022, lượng khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn 150% so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt trên 23% so với kế hoạch và đạt 66% so với mức kỷ lục năm 2019.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,5 triệu lượt (vẫn giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 70% so kế hoạch.

Minh Anh

Tin khác

Giải trí 1 ngày trước
Giá vé máy bay tăng cao ảnh hưởng đến việc kích cầu của du lịch nội địa. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để giảm phụ thuộc vào đường hàng không.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ UBND Thành phố Sầm Sơn, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng nhiều chương trình độc đáo, mùa du lịch biển Sầm Sơn năm 2024 dự kiến sẽ đón khoảng 8,5 triệu lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Thanh Hóa đã hoàn tất công tác chuẩn bị đón khách, đồng thời tung ra thị trường nhiều chương trình ưu đãi trong dịp hè. Mùa hè cũng là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch nổi bật ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách gần xa.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Nếu muốn được thưởng thức những món hải sản trứ danh bậc nhất Hải Tiến, Thanh Hóa với những siêu phẩm tươi ngon từ biển Đông, du khách chắc chắn không thể bỏ qua trải nghiệm chìm đắm trong những đặc sản địa phương tại nhà hàng Phong Cảnh.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Cùng với đổi mới sản phẩm du lịch, việc nâng cao chất lượng các sản phẩm là một trong những yếu tố được các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đặc biệt chú trọng.