Việt Nam đang xếp hạng cao ở 5 mặt hàng công nghệ số
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Chính phủ ban hành Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2020 là một quyết sách mạnh mẽ và tiên phong. 5 năm là chặng đường chúng ta vừa làm vừa khai phá. Chính tinh thần đó đã đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thương mại điện tử, Chính phủ số, dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số nói chung vào nhóm nhanh nhất trong khu vực và thế giới.
Năm 2025 là năm đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của dân tộc để trở thành nước phát triển. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành nước có thu nhập trung bình cao. Khi đó, xếp hạng về thu nhập đầu người của Việt Nam sẽ vào Top 100 toàn cầu. Hiện nay Việt Nam xếp hạng khoảng 120.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hạ tầng số, công nghệ số, công nghiệp số phải đi trước, đi nhanh hơn, xếp hạng quốc tế năm 2030 phải thuộc nhóm Top 50 toàn cầu, tức là cao gấp đôi xếp thứ hạng về kinh tế.

Đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra cho ngành TT&TT.
Về bưu chính, Việt Nam đang xếp hạng quốc tế thứ 31, chúng ta đặt mục tiêu sẽ vào Top 20.
Về viễn thông, Việt Nam đang xếp hạng thứ 72 nhưng tốc độ tăng bậc khá nhanh. Năm 2018, chúng ta xếp hạng 108 thì đến nay đã tăng 36 bậc, mỗi năm trung bình tăng 6 bậc. Với tốc độ tăng này, đến năm 2030, viễn thông Việt Nam chắc chắn sẽ lọt Top 50 toàn cầu và nếu tích cực hơn thì sẽ vào Top 40.
Về hạ tầng dữ liệu, Việt Nam đang ở Top 60 toàn cầu. Chúng ta đặt mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam có thể lọt Top 30 toàn cầu.
Về an toàn thông tin mạng, Việt Nam đã xếp thứ 17 toàn cầu và mục tiêu là vào nhóm Top 10 toàn cầu.
Về công nghiệp công nghệ số, Việt Nam đang xếp hạng cao ở 5 mặt hàng công nghệ số, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại thông minh, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu linh kiện máy tính, đứng thứ 6 thế giới về xuất khẩu thiết bị máy tính, đứng thứ 8 thế giới về thiết bị, linh kiện điện tử, đứng thứ 7 thế giới về gia công phần mềm.
Xét về tổng thể, ngành công nghiệp công nghệ số trên cả khía cạnh tỷ lệ giá trị Việt Nam trong tổng doanh thu thì Việt Nam đã ở Top 20. Chúng ta sẽ tiếp tục duy trì thứ hạng cao, phấn đấu vào Top 15 toàn cầu và tăng tỷ trọng giá trị Việt Nam, đang là 32% lên 50% vào năm 2030.
Về kinh tế số, Việt Nam đang đứng thứ 41 về tỷ trọng kinh tế số trên GDP nhưng cũng tăng thứ hạng khá nhanh. Năm 2024, tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam đã gần 19% và năm 2025 sẽ đạt mục tiêu hơn 20%. Chúng ta đặt mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 30-35% GDP vào năm 2030, khi đó Việt Nam sẽ lọt Top 30 toàn cầu.
Về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, năm 2024, Việt Nam xếp thứ 71, tăng 15 hạng sau 2 năm. Chúng ta cũng tăng nhanh về số hạng, nếu đặt mục tiêu 70% dịch vụ công của người dân và doanh nghiệp trực tuyến toàn trình vào năm 2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì không cần đến năm 2030 mà chỉ cần đến 2028 là Việt Nam lop Top 50 toàn cầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Chúng ta cũng đặt mục tiêu năm 2030 sẽ vào Top 40 toàn cầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Như vậy, năm 2030, hạ tầng số, công nghệ số, công nghiệp số, chuyển đổi số của Việt Nam phải lọt nhóm 50 toàn cầu và một số lĩnh vực vào Top 20, 30.
PV
TIN LIÊN QUAN
Tin khác

- Nơi Mua cục sạc laptop dell
- sạc laptop acer
- callbot là gì
- Đổi số thành chữ trong excel
- 9800X3D
- dây hdmi 5m ugreen
- đổ mực máy in tại nhà long biên
- Bảo hành điện tử
- đổ mực máy in tại nhà đống đa
- bộ chia mạng tp link 8 cổng
- khóa học it comtor tại hà nội
- tủ nấu cơm công nghiệp
- Dịch vụ sao lưu dữ liệu giá rẻ
- Chức năng Booking Engine
- Best outsourcing administrative services