SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Việt Nam chuẩn bị xuất hiện Nguyệt thực dài nhất thế kỷ

11:29, 13/11/2021
(SHTT) - Nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/11. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng này có thể quan sát được ở nhiều nơi thuộc châu Mỹ, Australia, châu Âu và châu Á, trong đó có cả Việt Nam.

NASA dự báo rằng nguyệt thực diễn ra trong tuần tới sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút và 23 giây - bắt đầu vào khoảng 14 giờ 19 phút, đạt cực đại vào khoảng 16 giờ và kết thúc lúc 17 giờ 47 (theo giờ Việt Nam). Khi nguyệt thực đạt cực đại, bóng của Trái đất che phủ 97% mặt trăng tròn.

Hiện tượng nguyệt thực lần này là nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ, dài hơn nhiều so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút. Theo Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler ở bang Indiana, đây cũng là nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm.

Nguyệt thực một phần sắp tới có thể quan sát từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Alaska, Tây Âu, Australia, New Zealand và Nhật Bản.

Mặc dù giai đoạn đầu của nguyệt thực xảy ra trước khi Mặt trăng mọc ở Đông Á, Australia và New Zealand, nhưng người ở những khu vực này có thể quan sát nguyệt thực khi nó đạt cực đại. Ngược lại, những người ở Nam Mỹ và Tây Âu sẽ nhìn thấy Mặt trăng lặn trước khi nguyệt thực đạt cực đại.

Rất tiếc, những người xem ở châu Phi, Trung Đông và Tây Á sẽ không thể chiêm ngưỡng hiện tượng đặc biệt này.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất di chuyển vào giữa Mặt trăng và Mặt trời, khi đó bóng của hành tinh chúng ta có thể che toàn bộ (nguyệt thực toàn phần) hoặc một phần (nguyệt thực một phần) ánh sáng Mặt trời và khiến Mặt trăng tối đi.

Trong nguyệt thực, Mặt trăng có thể mang sắc đỏ vì ánh sáng từ Mặt trời vẫn có thể uốn cong quanh Trái đất và di chuyển xuyên qua khí quyển để chạm tới Mặt trăng, dù bị cản trực tiếp bởi umbra (phần tối nhất của bóng Trái đất).

Bầu khí quyển của Trái đất lọc ra các bước sóng ánh sáng ngắn hơn, xanh hơn và cho phép các bước sóng đỏ, cam xuyên qua. Sau khi các bước sóng màu đỏ và cam này đi qua bầu khí quyển của Trái đất, chúng tiếp tục du hành đến Mặt trăng khiến nó mang sắc đỏ đậm.

Linh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Robot Emo được đánh giá là robot thế hệ mới, có thể đoán trước nụ cười của người đối diện chỉ trong vòng 0.9 giây, đồng thời cùng lúc tạo ra biểu cảm tương tự trên khuôn mặt mình.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.