SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vắc xin SARS-CoV-2 trên người

07:22, 02/07/2020
(SHTT) - Với 50% cá thể chuột cho thử nghiệm vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 do Công ty VABIOTEC sản xuất được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đánh giá có hiệu quả ngừa Covid-19, các nhà nghiên cứu Việt Nam tuyên bố trong vòng 4 -5 tháng tới, sản phẩm này sẽ được thử nghiệm trên người.

Trong khi giới khoa học thế giới vẫn đang miệt mài từng giây, từng phút trong cuộc đua tìm kiếm vắc xin Covid-19 để ngăn chặn đại dịch đang hoành hành trên khắp thế giới và nhiều trong số đó đã bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người thì các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đang ngày càng thu hẹp khoảng cách trên đường chạy này.

GS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, kết quả mới nhất trong thử nghiệm vắc xin Covid-19 'made in Vietnam' cho thấy, đã có 4 trong 8 lô chuột được tiêm ngừa vắc xin này hồi cuối tháng 4 vừa qua, được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đánh giá là có đáp ứng kháng thể và có thể ngừa được Covid-19.

ABIOTEC đã bắt tay vào nghiên cứu vắc xin Covid-19 từ tháng 2/2020, khi Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương phân lập được virus corona gây bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Nhưng việc chuẩn bị đã được bắt đầu từ trước đó, khi có 4 nhà khoa học trẻ của công ty được đi học tại Đại học Bristol, Anh, nơi hợp tác với viện trong sản xuất vắc xin, trong đó có vắc xin này. 

vaccine covid-19

 

Các khâu nghiên cứu cũng được tiến hành nhanh và đến nay đã có 2 đợt tiêm thử nghiệm trên chuột, 4 loạt chuột được tiêm được đánh giá có đáp ứng kháng thể.

Ông Đạt cho biết để vắc xin ngừa Covid-19 này trở thành sản phẩm thương mại, cần phát triển để hiệu suất sản xuất tăng lên hàng triệu liều, với chất lượng ổn định. 

"Trong điều kiện hiện nay, chúng tôi hi vọng tối thiểu 4-5 tháng, tối đa 9 tháng nữa chúng tôi có thể thử nghiệm trên động vật một lần nữa trước khi thử nghiệm chính thức trên người. Sau đó cần thêm 2-3 tháng nữa để hoàn thành các giai đoạn sản xuất và có thể đưa vắc xin ra sử dụng chính thức" - ông Đạt nói.

Nếu đạt các bước thời gian như kể trên, vắc xin ngừa Covid-19 của Việt Nam có thể xuất hiện kịp với các nhà sản xuất vắc xin lớn trên thế giới. Đây không phải là điều quá bất ngờ, vì Việt Nam đã có nền công nghiệp sản xuất vắc xin, đã sản xuất vắc xin từ những năm 1960 với 4 thế hệ các nhà khoa học trong lĩnh vực này nối tiếp đồng hành trong một lĩnh vực rất khó nhưng cũng rất vinh quang và nhiều hi vọng.

Hiện nay, các nhà khoa học đang đặt ra giả thiết có thể làn sóng Covid-19 thứ 2 sẽ xuất hiện vào mùa đông tới. Do đó, nếu không nghiên cứu kịp vắc xin, nguy cơ bùng dịch trở lại sẽ rất lớn, thế giới sẽ rất khó có cơ hội mở cửa lại. Vì thế, nếu vắc xin Việt Nam hoàn thành kịp tiến độ, đó cũng sẽ là một hi vọng lớn cho Việt Nam cũng như thế giới.

Đây là lần đầu tiên một vắc xin mới được phát triển trong thời gian nhanh như vậy. Thông thường trước đây để phát triển một vắc xin cần thời gian 3-5 năm, mỗi khâu kéo dài hàng năm, nhưng hiện nay công nghệ mới đã rút ngắn thời gian nghiên cứu, đánh giá, thử nghiệm.

vaccine ngua covid 19 cua

 

Thế giới đang sử dụng 3 công nghệ sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 bao gồm công nghệ sử dụng virus bất hoạt, công nghệ vector virus và công nghệ gene.

Dựa vào công nghệ sử dụng virus bất hoạt, Trung Quốc hiện hiện đã tạo ra được nhiều loại vắc xin Covid-19 đi gần tới giai đoạn cuối của nghiên cứu. Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm trên người ở giai đoạn ban đầu, kết quả có đáp ứng miễn dịch tương đối tốt. Tuy nhiên, cơ sở vật chất để sản xuất vắc xin cũng phải đáp ứng được yêu cầu, như phòng an toàn sinh học cấp 3, nếu sản xuất đại trà thì khó đáp ứng trong giai đoạn hiện nay.

Công nghệ thứ 2 đang được các nhà nghiên cứu Việt Nam sử dụng là vector virus. "Chúng ta tìm kháng nguyên của virus corona và đưa vào một virus lành tính, tiêm vào chuột, bước đầu thấy kết quả như trên. Một số quốc gia đang sử dụng công nghệ này", ông Đức Anh giải thích. 

Công nghệ thứ 3, công nghệ tiên tiến nhất được Mỹ, Anh và nhiều nước khác đang sử dụng đó là công nghệ gene. Nhiều nước sử dụng công nghệ này đã phát triển được vắc xin và có những bước tiến nhanh trong giai đoạn thử nghiệm, trong đó có 2 ứng cử viên, 1 của Anh và 1 của Mỹ, được các chuyên gia tại WHO đánh giá cao về triển vọng sớm đi vào sản xuất phục vụ công tác ngăn chặn đại dịch hiện nay.

Thùy Ngân

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Sáng 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Tin tức 4 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tin tức 5 giờ trước
Lần đầu tiên, các đặc sản của đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) có cơ hội được các doanh nghiệp khách sạn, các resort Đà Nẵng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ đào tạo nhằm cải thiện thu nhập cho người dân.
Tin tức 6 giờ trước
Các chuyên gia quốc tế Trường Đại học Đông Á và Viện Công nghệ công nghiệp tiên tiến Nhật Bản (AIIT) vừa tổ chức hội thảo khoa học quốc tế Mô hình mới về chiến lược chống biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 2.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Sáng nay, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam đã tổ chức lễ công bố Giải thưởng sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 (VCA 2024). Theo đó, giải thưởng năm nay sẽ trở lại với hạng mục mới và nhiều điểm mới trong thể lệ dự thi.