SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam cần xây dựng khung pháp luật cho phát triển trí tuệ nhân tạo

07:18, 05/11/2021
(SHTT) - Theo các chuyên gia, Việt Nam cần xây dựng chính sách, xử lý những thách thức do trí tuệ nhân tạo mang lại, đặc biệt từ góc nhìn đạo đức, nhân văn; xây dựng chiến lược dữ liệu, hành lang pháp lý về đạo đức trí tuệ nhân tạo, gắn với chuyển đổi số và môi trường số.

Theo ông Mai Phan Dũng, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa UNESCO Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trí tuệ nhân tạo trong tương lai có thể trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất, thay thế và giải phóng sức lao động của con người. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng đặt ra rất nhiều vấn đề, thách thức lớn, như các tiêu cực liên quan đến quyền và phẩm giá con người, mối quan hệ giữa con người, máy móc; xâm phạm quyền tự do cá nhân, các quyền cơ bản khác... UNESCO đã sớm nhận thấy điều này, nên cần phải xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về đạo đức trong thời đại trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ các quốc gia xây dựng chính sách để tận dụng lợi thế của trí tuệ nhân tạo nhưng phải hạn chế các mặt tiêu cực.

Vì vậy, UNESCO đang xây dựng Dự thảo Khuyến nghị về Đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, xác định và nhấn mạnh các giá trị tích cực, các mặt tiêu cực, các nguyên tắc cơ bản của trí tuệ nhân tạo, hướng dẫn cho việc phát triển, sử dụng có trách nhiệm các công nghệ trí tuệ nhân tạo, nguyên tắc về quản trị, cộng tác, thích ứng, nghĩa vụ của khu vực công và tư.

tri tue nhan tao1

 Việt Nam cần xây dựng khung pháp luật cho phát triển trí tuệ nhân tạo

Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam khuyến nghị, thời gian tới, Việt Nam tăng cường hợp tác với UNESCO trong lĩnh vực này, thúc đẩy nhận thức, giáo dục về trí tuệ nhân tạo, xây dựng chính sách phù hợp, xử lý những thách thức do trí tuệ nhân tạo mang lại, đặc biệt từ góc nhìn đạo đức, nhân văn.

Liên quan tới việc xây dựng khung pháp luật cho phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, Tiến sĩ Ngô Vĩnh Bạch Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho rằng, lợi ích do các ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang lại là điều không cần bàn cãi. Tuy vậy, đâu là thể chế thích hợp để có thể phát triển nó mà không xung đột với các lợi ích và chuẩn mực ứng xử truyền thống? Hình thành nên khung thể chế, trong đó quan trọng nhất là khung pháp luật, đã và đang là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tuy đã có hệ thống pháp luật khá đầy đủ, bao hàm hầu hết tất cả các khía cạnh có liên quan đến phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nhưng với cách tiếp cận theo các chiều cạnh đã nêu ở trên, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật. Đó không chỉ là hệ thống luật công - nơi mà trách nhiệm quản lý, ưu đãi, khuyến khích đối với những ngành nghề mới được xác định, mà hệ thống luật tư cũng cần được nâng cấp. Trong ngắn và trung hạn, các hướng bảo đảm tự chủ, tự quyết của cá nhân; các quy định về trách nhiệm sản phẩm và đặc biệt là quy chế đạo đức trong phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cần thiết được rà soát, bổ sung, trước mắt là phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế.

Ở khía cạnh khác Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Hồ Tú Bảo, Giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu cho biết: Đạo đức trí tuệ nhân tạo là các hành vi đạo đức trong việc phát triển và sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, được dẫn dắt bởi một tập hợp các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi là đúng hay sai.

Trí tuệ nhân tạo không chỉ bắt chước trí tuệ con người, mà còn "bắt chước" đạo đức, có tốt, có xấu. Tập trung của đạo đức trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam là dùng dữ liệu thông minh ở mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội, do vậy tập trung cho đạo đức trí tuệ nhân tạo là "đạo đức dữ liệu", về khai thác sử dụng dữ liệu. Do đó cần xây dựng chiến lược dữ liệu, luật dữ liệu, hành lang pháp lý về đạo đức trí tuệ nhân tạo và dữ liệu, cùng tuyên truyền giáo dục. Bên cạnh đó, đạo đức trí tuệ nhân tạo cần gắn với chuyển đổi số và môi trường số.

Thanh Tú

.

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 1 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.
Liên kết hữu ích