SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 27/03/2025
  • Click để copy

Việt Nam bước đầu thử nghiệm thành công vaccine Covid-19

16:29, 07/05/2020
(SHTT) - 10 ngày sau khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 'made in Việt Nam', 50 con chuột được thử nghiệm đều khỏe mạnh, bước đầu khẳng định tính an toàn của vaccine.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Bộ Y tế cho biết: "Ngay từ cuối tháng 1 - thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát rất mạnh ở Vũ Hán, sau khi có trình tự gen từ các nhà khoa học Vũ Hán công bố, chúng tôi đã phối hợp với các nhà khoa học tại Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vaccine Covid-19. Đối với việc việc phát triển vaccine, có nhiều lựa chọn khác nhau với các công nghệ như vector virus, tổng hợp gene DNA và RNA".

Vector virus là hệ thống được cài đặt một hoặc nhiều vùng gene mã hóa vùng kháng nguyên mong muốn. Khi tiêm chủng, kháng nguyên protein sẽ được biểu hiện tương tác với vật chủ để tạo ra đáp ứng miễn dịch phòng tác nhân đích gây bệnh. Bước đầu tiên, phải kiểm tra được đoạn gene mình đã cài đặt có tính kháng nguyên hay không.

vaccine

 Việt Nam bước đầu thử nghiệm thành công vaccine Covid-19

"Chúng tôi đã sử dụng động vật, tức chuột để làm mô hình đánh giá đầu tiên, xem chuột có đáp ứng miễn dịch, có sinh kháng thể hay không. Từ đó, mới tiếp tục những bước nghiên cứu tiếp theo." - ông nói.

Sau 11 ngày tiêm thử trên chuột, TS Đỗ Tuấn Đạt cho biết, hiện tại  đàn chuột khỏe mạnh, tiếp tục theo dõi các đáp ứng miễn dịch trong giai đoạn 1. TS đánh giá: "Đây có thể nói là thành công bước đầu quá trình thử nghiệm vaccine Covid-19 của Việt Nam".

Trong 4-5 ngày tới, đàn chuột sẽ được lấy máu để đánh giá lần một. Công tác đánh giá lần hai sẽ được tiến hành vào 14 ngày tiếp theo.

"Dự tuyển vaccine" là vaccine ban đầu dùng để thử khả năng sinh kháng thể trên chuột. Khi kết quả thử trên chuột cho thấy kháng thể tốt, nhà nghiên cứu sẽ phát triển thành vaccine hoàn chỉnh hơn để thử nghiệm trên người.

Theo tiến sĩ Đạt, nguyên liệu để sản xuất vaccine là chủng mang vùng kháng nguyên (chất giúp cơ thể sản sinh kháng thể) đặc hiệu của nCoV, đã được thử nghiệm trên nhiều loài động vật và cho kết quả an toàn.

Sau khi thử nghiệm về khả năng đáp ứng miễn dịch, sinh kháng thể, nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển vaccine hoàn chỉnh để đánh giá hiệu lực ngừa virus xâm nhập trên động vật. Quá trình này dự kiến mất từ 8 đến 9 tháng.

Bước cuối cùng và khó nhất là đánh giá vaccine khi tiêm thử nghiệm trên người.

"Những số liệu thử nghiệm trên động vật giúp ích rất nhiều khi chuẩn bị tiến hành thử nghiệm trên người", tiến sĩ Đạt nói.

Việt Nam là quốc gia được coi là có nền công nghiệp sản xuất vaccine, hiện các nhà sản xuất vaccine Việt Nam đã sản xuất được hầu hết các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó có những sản phẩm sản xuất theo công nghệ mới, chất lượng tốt. Việt Nam cũng đã sản xuất vaccine ngừa cúm mùa và cúm A/H1N1 đại dịch, đồng thời có thể xuất khẩu vaccine này. 

Hải Châu

Tin khác

Khoa học Công nghệ 35 phút trước
(SHTT) - Tập đoàn Space Exploration Technologies (SpaceX) của tỉ phú Elon Musk đã được cấp phép thí điểm có kiểm soát để triển khai dịch vụ internet qua vệ tinh Starlink tại Việt Nam.
Khoa học Công nghệ 47 phút trước
(SHTT) - Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" và Bộ Công an công bố nền tảng "Bình dân học vụ số".
Khoa học Công nghệ 48 phút trước
(SHTT) - Cục Đăng kiểm Việt Nam mới đây đã phát đi thông tin triệu hồi đối với 3.591 ô tô Toyota Wigo tại Việt Nam để cập nhật phần mềm điều khiển mới, nhằm khắc phục nguy cơ giảm hiệu suất phanh trong một số trường hợp, gây mất an toàn cho xe và người ngồi trên xe.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Cục Cảnh sát giao thông chính thức vận hành trang thông tin mới cung cấp dịch vụ công về cấp, đổi giấy phép lái xe tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn. Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe sẽ truy cập vào trang thông tin điện tử mới này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt mục tiêu quan trọng là gỡ bỏ rào cản, giải phóng năng lực sáng tạo từ khu vực nghiên cứu để chuyển hóa thành năng lực đổi mới tại các doanh nghiệp.
. ..