SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Việt Nam: 100% máy tính có phần mềm lậu bị nhiễm mã độc

15:45, 05/11/2018
(SHTT) – Theo báo cáo của Microsoft Asia, Việt Nam là một trong 4 nước có tỷ lệ PC nhiễm malware cao nhất với 100%.

Một nghiên cứu về tình hình PC tại thị trường châu Á đã được đội ngũ nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Singapore tiến hành từ tháng 5-7/ 2018.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Việt Nam là một trong 4 nước có tỷ lệ PC nhiễm malware cao nhất với 100%.

“Thử nghiệm trên 10 chiếc máy tính mua tại Việt Nam cho thấy, tất cả đều bị dính mã độc. Có thể nói, Việt Nam hiện nằm trong ‘vùng trũng’ an ninh mạng khu vực châu Á. Đây là thị trường tiềm năng của ngành công nghiệp mã độc”, bà Mary Jo Schrade, Giám đốc bộ phận phòng chống tội phạm mạng (DCU) thuộc Microsoft nhận định.

GEO_0027

Bà Mary Jo Schrade cho biết, Việt Nam nằm trong top 4 có tỷ lệ nhiễm malware cao nhất.

Nguyên nhân được xác định là do các nhà bán lẻ cài đặt phần mềm lậu lên chính sản phẩm của mình. Windows Defender phải bị vô hiệu hóa, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của malware và trojan. Trojan là loại mã độc giúp tội phạm mạng có thể truy cập và điều khiển thiết bị của người dùng từ xa, từ đó đánh cắp các thông tin cá nhân. Malware là một dạng mã độc khiến thiết bị thực hiện một số hoạt động như: tự tắt các tính năng bảo vệ máy tính, gửi thư rác hoặc tải về các loại mã độc khác. Nguy hiểm hơn, người dùng không hề nhận biết bản thân đã mua phải thiết bị dính mã độc.

Digital_Trust_Asis_Media_Event__Vietnampdf__OneDrive_20181105_111834

Hà Nội và TP.HCM đang dẫn đầu về số lượng lây nhiễm mã độc cả nước, theo số liệu từ Microsoft. 

Theo tổ chức BSA, Việt Nam đứng thứ hai trong top 9 quốc gia châu Á sử dụng phần mềm lậu nhiều nhất, sau Trung Quốc. Biểu đồ do BSA cung cấp khảo sát từ năm 2003 - 2017. Việt Nam có tỷ lệ dùng phần mềm độc hại là 90% ở năm 2013, giảm dần đến 70% trong năm 2017. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Việt Nam đang có sự cải thiện, dù vẫn trong nhóm báo động.

Bàn về tình trạng sử dụng phần mềm không bản quyền, ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp cho biết: Thói quen sử dụng phần mềm lậu, phần mềm không bản quyền vẫn rất phổ biến ở Việt Nam. Lý do bởi các phần mềm không bản quyền thường miễn phí, tự do sử dụng, có ngay công nghệ mới nhất. Thế nhưng, tác hại của việc sử dụng phần mềm lậu lại rất lớn. Trong đó, nguy cơ mất an toàn thông tin lớn.

“Không có chuyện miễn phí trong việc sử dụng phần mềm lậu. Nếu chúng ta không trả bằng tiền mua bản quyền thì chúng ta phải trả giá bằng việc mất an toàn thông tin. Thậm chí, chúng ta còn phải trả giá nhiều hơn khi thiết bị sẽ dính mã độc, bị gắn thiết bị nghe lén, các thông tin nhạy cảm của người dùng bị đánh cắp hay thiết bị người dùng trở thành công cụ của hacker. Vụ tấn công của mã độc Wannacry là một ví dụ”.

Tình hình mã độc tại Việt Nam đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải hành động quyết liệt để bảo đảm an toàn thông tin cho mình cũng như góp phần vào việc bảo vệ hệ thống của quốc gia.

Theo tính toán của Bkav, thiệt hại do virus máy tính gây ra đang tăng nhanh qua từng năm, nếu như năm 2014 ước tính thiệt hại là 8.500 tỷ đồng thì năm 2015 là 8.700 tỷ đồng, năm 2016 là 10.400 tỷ đồng và 2017 là 12.300 tỷ đồng.

Cuối tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 14 về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

Chỉ thi yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Chính phủ, các tỉnh, thành phân loại xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin; 100% máy tính, máy chủ, thiết bị đầu cuối phải có các giải pháp phòng chống phần mềm độc hại; tăng cường sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử.

Bên cạnh đó, tại các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phải có cấu phần an toàn thông tin, phòng chống mã độc; các thiết bị điện tử có kết nối internet cần phải rà soát kiểm tra an toàn thông tin trước khi đưa vào sử dụng.

Các tổ chức phải định kỳ kiểm tra, đánh giá tổng thể về an toàn thông tin, tổ chức theo dõi, thống kê chỉ số lây nhiễm mã độc tại đơn vị mình và gửi báo cáo trước ngày 20 của tháng cuối cùng trong quý về Bộ Thông tin và Truyền thông…

Kim Dung (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.