SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 17/04/2024
  • Click để copy

Việt - Nhật chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề khoa học công nghệ thủy lợi gắn với an ninh nguồn nước

06:16, 06/11/2019
(SHTT) - Ngày 5/11, tại Hà Nội, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR) phối hợp cùng Hiệp hội tư vấn Phát triển Nông nghiệp Nhật Bản (ADCA) tổ chức Hội thảo quốc tế "Khoa học công nghệ thủy lợi gắn với an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu".

 Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, với gần 63% của 840 tỷ m3 từ nước ngoài chảy vào, Việt Nam là một quốc gia đã, đang và sẽ phải chịu nhiều thách thức về an ninh nguồn nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do sự ra tăng dân số, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong những năm qua, tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước do nhu cầu cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng.

nguyen hoang hiep

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu khai mạc hội thảo 

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay: Tình trạng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước đang diễn ra phổ biến hơn. Cạnh tranh khai thác, sử dụng nước giữa các ngành, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng gay gắt hơn nhất là trong mùa khô; suy giảm rừng đầu nguồn, chất lượng rừng kém cùng với khai thác, sử dụng nước lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp dẫn đến chưa bảo đảm việc sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu ở nhiều khu vực, lưu vực sông.

Bên cạnh đó, do tác động của khí hậu, Việt Nam cũng phải chịu nhiều loại thiên tai cực đoan và bất thường trong những năm gần đây như xảy ra 16 cơn bão và 4 áp thấp trong năm 2017, hạn hán và xâm nhập mặn, lũ quét… thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm tới 1- 1,5% GDP của Việt Nam.

Thông qua hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và định hướng phát triển, và hợp tác về khoa học và công nghệ, nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học công nghệ, chủ động thích ứng trước những thời cơ và thách thức mới, đặc biệt từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để bảo tồn nguồn nước, nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.

hoi thao

 

Phát biểu tại hội thảo, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione chia sẻ: Nước là vấn đề rất đặc thù. Các dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường, ngập lụt và nước tưới tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường.

Cải thiện năng suất sử dụng nước (đặc biệt trong nông nghiệp), giảm ô nhiễm nước (đặc biệt là nước thải đô thị) và thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu là những vấn đề nổi bật và quan trọng đối với Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây của chúng tôi kết luận rằng các mối đe dọa liên quan đến nước tăng có thể làm giảm GDP khoảng 6% mỗi năm.

hoi thao 1

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo 

Theo ông Ousmane Dione, chiến lược tham gia của WB là đáp ứng các vấn đề như vậy và tập trung vào 3 trụ cột chính đó là: Duy trì nguồn nước, cung cấp dịch vụ tốt hơn và xây dựng khả năng phục hồi. WB sẽ tiếp tục ưu tiên và hỗ trợ các hoạt động cải thiện cuộc sống và cơ hội phát triển cho người dân Việt Nam. Chúng ta xem nước là nguồn tài nguyên quý giá duy trì sự sống, thúc đẩy sự thịnh vượng cho ngày nay và cho các thế hệ tương lai.

Mục tiêu chương trình nghị sự là rất lớn và đòi hỏi quyết tâm cao. Nhưng chúng ta có thể thấy được triển vọng hiệu quả và tính bền vững và việc này rất cần thiết để hỗ trợ cho giai đoạn tăng trưởng vượt trội của Việt Nam. Ông Ousmane Dione tin tưởng rằng Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức và tất cả các bạn đều có vai trò quan trọng. WB đã sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong những nỗ lực đó.

hoi thao 2

TS. Shozo Ohira, Hiệp hội Tư vấn phát triển Nông nghiệp Nhật Bản (ADCA) chia sẻ tại hội thảo 

Tại hội thảo, TS. Shozo Ohira, Hiệp hội Tư vấn phát triển Nông nghiệp Nhật Bản (ADCA) chia sẻ: Quản lý tưới dựa trên cơ sở dữ liệu: Tăng cường hiệu quả quản lý tưới trong khu vực đề cập một cách tiếp cận mới tăng cường hiệu quả quản lý tưới khu vực nhằm giải quyết các tình huống thay đổi trong ngành thủy lợi ở các quốc gia thành viên ASEAN để trao quyền và chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan trong lĩnh vực thủy lợi.

Chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề mới nổi lên hiện nay như: suy thoái nguồn nước, khan hiếm nước và cường độ mưa lớn, biến đổi khí hậu, công trình thủy lợi xuống cấp, tăng chi phí quản lý, ngân sách hạn chế, yêu cầu hiện đại hóa từ các lĩnh vực khác và luật thủy lợi mới có hiệu lực ở Việt Nam.

Để xử lý các vấn đề nêu trên cần theo dõi dữ liệu kịp thời và phản hồi nhanh giúp quản lý tưới kịp thời và hiệu quả. Trước đây, cần rất nhiều thời gian để theo dõi số liệu đánh giá quản lý tưới tiêu trong dự án CDPIM của JICA thực hiện tại VAWR. Ngày nay công nghệ thông tin phát triển cho phép giám sát tưới tiêu với chi phí thấp, nhanh chóng và liên tục.

TS. Shozo Ohira cũng đã chia sẻ một số bài học về giám sát thủy lợi ở Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Myanmar. Những dữ liệu này (mực nước và lượng mưa) đã được truyền đi trong hơn 2 năm và không bị gián đoạn. Chúng tôi có thể tích lũy dữ liệu và chia sẻ chúng giữa các bên liên quan để quản lý hiệu quả ngành thủy lợi và phát triển nông thôn tốt hơn.

hoi thao 3

PGS.TS Nguyễn Tùng Phong, Phó giám đốc VAWR chia sẻ tại họi thảo 

Còn theo PGS.TS Nguyễn Tùng Phong, Phó giám đốc VAWR cho biết, trong những thập kỷ gần đây, khoa học và công nghệ đã cải tiến đáng kể quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển đa ngành tại Việt Nam.

Những tiến bộ trong quản lý tài nguyên nước và thủy lợi đã đưa ngành nông nghiệp và Việt Nam ra khỏi quốc gia không an toàn thực phẩm để trở thành một trong những nhà xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Đây là một trong những thành tựu lớn có đóng góp của các nhà nghiên cứu, chuyên gia và nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực này.

Trong kỷ nguyên mới của công nghệ tiên tiến, khi kết nối vạn vật (IOTs), dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) đã lan tỏa đến mọi tầng lớp và thay đổi nhiều tư duy truyền thống. Quản lý tài nguyên nước và thủy lợi ở Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều cơ hội tiếp cận tiến bộ công nghệ nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu, sự biến đổi trong quá trình tự nhiên và lớn nhất là áp lực phát triển kinh tế xã hội.

Nguyễn Hoan

Tin khác

Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà đề nghị các địa phương, tăng cường đổi mới, sáng tạo các hoạt động gắn với công nghiệp văn hóa nhằm kích cầu du lịch và tạo nguồn thu nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tin tức 15 giờ trước
Từ ngày 15/4 - 17/4/2024, tại ICISE, Viện Y Dược Việt đồng hành cùng hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Google thông báo sẽ thử nghiệm loại bỏ các liên kết tin tức cho một số người dùng California do lo ngại ảnh hưởng của đạo luật mới.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 15/4, Hà Nội bắt đầu thí điểm ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành các bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe trên địa bàn thành phố.