SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Vì sao tín dụng được nới lỏng?

15:58, 10/10/2019
(SHTT) - Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) chung cho toàn ngành ở mức 14%. Thực tế 8 tháng đầu năm 2019, TTTD chỉ nhích hơn 1/3 của cả năm. Tuy nhiên, nhiều tổ chức tín dụng vẫn xin được tăng hạn mức TTTD mức cao hơn, vì sao?

Theo các chuyên gia, nguyên do của việc TTTD 6 tháng đầu năm chỉ bằng 1/3 cả năm là bởi liên quan đến sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Về chính sách tài khóa, nửa đầu năm thường giải ngân rất chậm, tập trung vào các tháng cuối năm. Trong khi đó, vốn từ ngân sách và NH đều ở mức thấp khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn và hiệu quả sử dụng vốn rất thấp.

Quan điểm của NHNN là thận trọng với TTTD. Tuy nhiên, khi xem xét nới lỏng TTTD, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đáp ứng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn về an toàn vốn, kiểm soát nợ xấu, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hạn chế cho vay lĩnh vực rủi ro cao.

tin-dung

 

Các chuyên gia cho rằng, việc TTTD cho một số NHTM sẽ xảy ra, nhưng NHNN ưu tiên cho ổn định vĩ mô, nên sẽ cân đối trên dư địa chung, đảm bảo TTTD toàn ngành ở mức 14% như mục tiêu. Vấn đề quan trọng là, nếu NHTM TTTD nhưng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ lại tăng trưởng không tương xứng…thì sẽ làm ảnh tới hệ số an toàn vốn (CAR) càng ngày càng mỏng đi, rủi ro cao hơn. Điều này sẽ vi phạm vào Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Do vậy, việc nhiều NHTM xin TTTD, nhưng không phải đề nghị nào cũng được chấp thuận, ngay cả với các NH đã hoàn tất basel II (Hiệp ước xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các NH và tăng cường hệ thống tài chính. Các NH sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh, cũng như các rủi ro tiềm ẩn).

Theo báo cáo của một số NHTM, TTTD diễn biến khá tốt, song vẫn ở mức thấp so với chỉ tiêu được cấp. Giai đoạn từ nay đến cuối năm, được dự báo sẽ có sự tăng trưởng cho vay khả quan hơn.

Mặc dù tín dụng của Techcombank trong 3 tháng đầu năm chỉ tăng 2,4%, nhưng sang quý 2/2019, tín dụng bắt đầu tăng tốc (hạn mức TTTD của NH này là 13% trong năm 2019). Theo đó, đến hết quý 1/2019 Vietcombank TTTD hơn 6%, mới chưa được một nửa của chỉ tiêu cả năm là tăng 15%. Tín dụng của VPBank cũng tăng hơn 4,3% chỉ trong 3 tháng đầu năm... Tuy nhiên, đến cuối tháng 6/2019, nhiều NH đã sử dụng gần một nửa hạn mức tín dụng cho phép, thậm chí có NH sử dụng gần cạn TTTD được giao...

Không ít NH trước đó đã xin nới lỏng TTTD, đặc biệt là các NH đã hoàn tất basel II như OCB, Vietcombank, VIB, TPBank, VPBank, MB... Trước đề nghị xin nới lỏng TTTD của nhiều NH, NHNN sau khi xem xét kỹ lưỡng và đã đồng ý nới lỏng TTTD cho 4 NHTM.  Cụ thể, NH TMCP Á châu (ACB) từ 13% lên 17%, NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từ 12% lên 16%, NH TMCP Techcombank từ 13% lên 17%, NH TMCP Quân đội (MB) từ 13% lên 17%. Ngoài nhóm trên, còn 5 NH khác đã đáp ứng Basel II cũng đang chờ được NHNN tăng hạn TTTD. Đó là NH Quốc tế (VIB), NH Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NH Tiên Phong (TPBank), NH Hàng Hải (MSB) và NH Phương Đông (OCB).

Động thái nới lỏng tiền tệ trên của NHNN liệu có ảnh hưởng gì đến lạm phát, hay việc làm ăn kinh doanh của DN? các chuyên gia cho rằng, điều này không ảnh hưởng gì. Cụ thể là trừ Vietcombank nếu cả 8 NHTM này được nâng hạn tín dụng lên mức kỳ vọng, thì số dư nợ tăng thêm so với hạn mức cũ là khoảng 46 nghìn tỷ đồng, tức là chỉ khoảng 0,6% tổng dư nợ toàn hệ thống. Trong khi đó, mục tiêu TTTD năm nay là 14%, nhưng hạn mức tín dụng phân bổ cho từng NH đầu năm phổ biến ở mức thấp hơn (11-13%), thậm chí một số NH như Vietinbank, Sacombank chỉ là 7%. Do vậy, việc TTTD này là nằm trong giới hạn cho phép.

Ngoài ra, các NHTM sẽ phải dừng việc cho vay ngoại tệ đối với các DN có nhu cầu vay ngoại tệ trung dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ ngày 1/10/2019.  Như vậy, một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên như: dệt may, thủy hải sản, lúa gạo… nhiều DN sẽ chuyển qua vay VND thay thế ngoại tệ vì lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đang ở mức khá thấp 6,5% - 9%/năm. Như vậy, việc nới lỏng TTTD sẽ giúp DN có nguồn vốn xoay sở, trong khi nguồn vay ngoại tệ bị “đóng”.

Anh Huy

Tin khác

Kinh tế 27 phút trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 7 giờ trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 23 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.