SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Vì sao 'ông lớn' Bảo Việt Nhân thọ mất ngôi đầu về phí bán bảo hiểm mới vào tay Manulife?

15:40, 21/09/2020
(SHTT) - Sau nhiều năm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới tại Việt Nam, năm 2019, Bảo Việt Nhân thọ đã bị "soán ngôi' bởi Manulife.

Đánh mất ngôi đầu

Năm 2019, Bảo Việt Nhân Thọ mất ngôi đầu về thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới tại Việt Nam, ‘nhường ngôi’ cho Manulife.

Cụ thể, cả năm 2019, doanh thu phí khai thác mới (gồm sản phẩm bổ trợ) của Manulife hơn 6.100 tỷ đồng, chiếm 17,7% thị phần khai thác mới của toàn thị trường. Theo sau Manulife là Bảo Việt Nhân Thọ và Prudential với gần 16,5% và 15,8% thị phần khai thác mới. Xếp sau đó lần lượt là các cái tên Prudential (15,78%), DaiiChi (13,5%), AIA (11,34%), MB Ageas (4,7%), Chubb Life (3,41%),..

Nguồn: Vnexpress.

Cách đây 10 năm, Prudential dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới với 30,32%. Xếp sau đó là Bảo Việt Nhân Thọ với 22,95% và DaiiChi với 11,02%. 

Trong các năm tiếp theo, thị phần của Prudential và Bảo Việt Nhân Thọ ngày càng thu hẹp trước sự cạnh tranh của DaiiChi, AIA và Manulife. 

Đến 2016, thị phần của 2 "ông lớn" Prudential và Bảo Việt Nhân Thọ giảm mạnh, từ 29,26% và 26,47% xuống lần lượt 20,67% và 20,91%. Trong khi đó, DaiiChi và Manulife tiếp tục vươn lên vào các năm tiếp theo.

Bảo Việt Nhân Thọ đang đi chậm hơn ở cuộc đua thị phần?

Bảo Việt Nhân Thọ hiện đang đứng đầu toàn thị trường xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhưng doanh số khai thác mới qua từng năm lại đang có dấu hiệu chững lại.

6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ đạt 17.027 tỷ đồng, tăng trưởng 14%, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 12.800 tỷ đồng, tăng trưởng 8,6% so với cùng kì năm 2019. 

Năm 2018, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt trên 21.500 tỷ đồng, tăng trưởng 23,1% so với năm 2017. Doanh thu khai thác mới FYP của toàn hệ thống đến ngày 31/12/2018 đạt 5.269 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2017. 

Năm 2019, tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ đạt gần 32.150 tỷ đồng, tăng trưởng 9,5% trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 25.452 tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018, tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 thị trường về tổng doanh thu phí bảo hiểm. 

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 tại Bảo Việt Nhân Thọ.

Lợi nhuận của Bảo Việt Nhân Thọ cũng chỉ xấp xỉ hoặc thậm chí thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Cụ thể, năm 2019 Dai-ichi Life Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.300 tỷ đồng. Trong khi đó, Bảo Việt Nhân Thọ chỉ ghi nhận 894,2 tỷ đồng, năm 2018 ở mức 781,3 tỷ đồng. Hay tại Prudential, năm 2019 ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.688 tỷ đồng, trong khi đó Bảo Việt Nhân Thọ chỉ đạt 1.104 tỷ đồng,…

Hơn nữa, năm 2019, nợ phải trả tại Bảo Việt Nhân Thọ tăng 15% so với năm 2018, ở mức 95.944 tỷ đồng.

So với các doanh nghiệp nước ngoài, bộ máy của Bảo Việt Nhân Thọ "nuôi" nhiều nhân sự chính thức nhưng không trực tiếp mang về doanh thu.

Cuối năm 2019, số lượng nhân viên (không kể đại lý) của Bảo Việt Nhân Thọ khoảng gần 2.500 người, trong khi con số này ở Manulife và Prudential cũng chỉ 1.000 -1.500 người.

Nếu dựa trên lợi nhuận chia đầu người nhân viên không gồm đại lý, bộ máy nhân sự của Bảo Việt Nhân Thọ đang có hiệu quả kém hơn nhiều so với Manulife và Prudential.

Hiện nay, kênh bancassurance được xác định là kênh phân phối chủ lực thứ 2 của doanh nghiệp bảo hiểm với kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực hơn vào doanh thu khai thác phí mới cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực chi tiền "khủng" để được ngân hàng độc quyền bán bảo hiểm.

Cụ thể, từ cuối năm 2017, thị trường chứng kiến hàng loạt thương vụ lớn bắt tay giữa ngân hàng và các công ty bảo hiểm như Dai-ichi Life bắt tay với Sacombank (thương vụ độc quyền lên đến 20 năm) và SHB (15 năm); VPBank cùng AIA; Manulife với Techcombank, SCB; VietinBank và Aviva; NCB và Prevoir,… Việc Techcombank thoả thuận độc quyền bán bảo hiểm cho Manulife và đã mang về khoản phí khai thác hợp đồng mới không hề nhỏ cho Manulife năm 2017. Năm 2019, AIA Việt Nam bắt tay với Kienlongbank và AIA Việt Nam; Prudential với VIB;…

Tuy nhiên, kênh bancassurance của Bảo Việt Nhân Thọ vẫn đang còn dè dặt, chưa có sự đóng góp đáng kể vào doanh thu, trong khi tỷ lệ này ở một số doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có thể lên tới 1/3.

Phải chăng, đây là một trong những lý do khiến doanh thu khai thác hợp đồng mới bị chững lại tại Bảo Việt Nhân thọ?

Hà Phương

vnfinance.vn

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 2 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 4 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.
Liên kết hữu ích