SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Vì sao hàng hóa nội địa 'lép vế' trên các sàn thương mại điện tử?

10:10, 05/10/2021
(SHTT) - Bất chấp những bất ổn do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường nhiều hứa hẹn cho thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt vẫn còn mờ nhạt trước các thương hiệu ngoại.

Giữa tình hình dịch phức tạp, các giao dịch trực tuyến trở thành cầu nối để người dân tiếp cận được các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Tuy vậy, các thương hiệu Việt Nam dường như lại đang lép vế trên kênh mua sắm này, khiến các doanh nghiệp trong nước đứng trước nguy cơ rõ rệt đánh mất nhiều cơ hội quan trọng để vượt khó và phát triển sau dịch.

Cụ thể, Báo cáo mới của iPrice vừa cho biết, trong top 1.200 mặt hàng được tìm mua nhiều nhất trên các sàn thương mại điện tử, sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Trong khi đó, có đến 83% sản phẩm được quan tâm nhất là hàng ngoại nhập.

Con số này còn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021. Tỷ lệ hàng Việt trong top 1.200 bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020. 

Nếu xét riêng từng sàn TMĐT, Sendo là kênh TMĐT có số lượng hàng hóa "made in Vietnam" được tìm mua nhiều nhất, với 25% trong số sản phẩm phổ biến trên Sendo là hàng Việt. Theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).

Nguồn: iPrice
Nguồn: iPrice

Bước sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng trong nước chỉ còn chiếm 14% trong top bán chạy. Dẫn đầu trong chỉ số này tiếp tục là Tiki (21%) và Sendo (16%).

Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lượng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt, báo cáo đánh giá.

Hàng Việt \'thất thủ\' trên sàn thương mại điện tử? - ảnh 1

Hàng Việt chiếm ưu thế trong danh mục hàng bách hóa

Theo iPrice, điểm sáng là hàng Việt chiếm ưu thế cao trong danh mục hàng bách hóa, vốn là ngành hàng "hot" trong mùa dịch. Cụ thể, Sendo có đến 81% sản phẩm thuộc nhà sản xuất trong nước. Con số này ở sàn Tiki là 63%.

Mặt khác, nông sản - đặc sản còn chiếm 27% các sản phẩm bán chạy trên hai sàn nội địa này. "Điều này cho thấy, những mặt hàng này cũng dần được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn trên môi trường online", nhóm nghiên cứu iPrice nhận định.

Số liệu thu thập thực tế trên Sendo cho biết số mặt hàng nông sản, đặc sản Việt Nam bán trên sàn này tăng vọt 50% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, trong năm 2020, con số này cũng đã tăng 29% so với năm 2019.

Sàn này cũng cho biết số lượng đơn hàng mua nông sản đặc sản có nguồn gốc Việt Nam trong năm 2021 cũng tăng đến 45% so với năm ngoái. Một số sự kiện nổi bật bao gồm xúc tiến thành công 100 tấn rau Hải Dương, 100 tấn vải thiều Bắc Giang.

"Rõ ràng, ảnh hưởng của dịch trong hai năm 2020 và 2021 đã vô tình tạo nên những điều kiện kích thích sự phát triển của ngành nông nghiệp trực tuyến về cả cung và cầu", báo cáo nhận định.

Như vậy, bản đồ nông sản đặc sản, bách hóa Việt Nam trên các sàn TMĐT đã và đang được “tô vẽ” bởi các doanh nghiệp nước nhà. Thế nhưng, việc có thể chuyển mình thành “gà đẻ trứng vàng” cho TMĐT hậu đại dịch thành công hay không cần nhiều nỗ lực và tạo điều kiện từ nhiều phía, tương tự như các chương trình xúc tiến nông sản của Bộ Công Thương các tháng vừa qua.

Quỳnh Anh

Tin khác

Kinh tế 1 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.