SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 18/04/2024
  • Click để copy

Vi phạm bằng sáng chế, Google bị phạt hơn 30 triệu USD

09:48, 31/05/2023
(SHTT) - Trong vụ xét xử mới nhất, Google bị phán quyết là đã vi phạm bằng sáng chế của Sonos vì vậy 'ông lớn công nghệ' này phải trả cho Sonos số tiền 32,5 triệu USD phí bồi thường thiệt hại.

 Được biết, bằng sáng chế vi phạm liên quan đến công nghệ giúp nhóm loa có thể phát âm thanh cùng một lúc. Các sản phẩm của Google, bao gồm Google Home và Chromecast Audio, đã bị phát hiện vi phạm bằng sáng chế này.

Với số tiền 32,5 triệu USD phí bồi thường thiệt hại, Sonos cho biết khoản tiền phạt này là vẫn chưa đủ. Họ đưa ra nguyên nhân là đối thủ cạnh tranh của mình đã bị cáo buộc vi phạm không dưới 200 bằng sáng chế. Sonos cho biết Google đã đánh cắp công nghệ của mình để sử dụng trong các sản phẩm như Chromecast Audio và Google Home sau khi hợp tác cùng nhau để tích hợp dịch vụ phát nhạc trực tuyến của Google vào hệ sinh thái Sonos. Công ty này cũng đưa ra quan điểm rằng Google cần phải trả một khoản tiền bản quyền hợp lý cho những phát minh mà họ đã chiếm đoạt.

Trước đó, vào năm 2020 Sonos đã lần đầu kiện Google vi phạm bằng sáng chế tại tòa án ở Los Angeles và tại Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC), cáo buộc gã khổng lồ ngành công nghệ đã sao chép công nghệ của họ vào vào trong các thiết bị, bao gồm Google Home và Chromecast Audio.

google

 

Năm 2022, Sonos đã thắng kiện và giành được lệnh cấm nhập khẩu một số thiết bị của Google. Tuy nhiên sau đó Google cũng đã kháng cáo, đồng thời kiện ngược lại Sonos với cáo buộc công ty này kết hợp công nghệ của Google vào loa thông minh của công ty.

Người phát ngôn của Google cho biết vụ kiện này là một tranh chấp về một số tính năng không hề phổ biến, và công ty đang xem xét cho các bước tiếp theo. Google cũng cho biết thêm họ luôn phát triển công nghệ một cách độc lập.

Có thể thấy Google là một trong những "ông lớn công nghệ" thường xuyên phải đối mặt với những vụ kiện bản quyền. Google vẫn luôn nỗ lực để cải tiến trình duyệt Chrome của mình. Tuy nhiên có lẽ vì mải theo đuổi những mục tiêu lớn mà tập đoàn này đã không chú ý tới quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến gã khổng lồ phải chi trả những khoản tiền không hề nhỏ.

Cioffi và gia đình của lập trình viên quá cố Rozman đã nộp đơn khởi kiện Google từ năm 2013, cáo buộc các chức năng chống phần mềm độc hại trong trình duyệt web Chrome của Google đã vi phạm bằng sáng chế của họ về công nghệ ngăn phần mềm độc hại truy cập các tệp quan trọng trên máy tính.

Tuy nhiên, Rodney Gilstrap, một thẩm phán tòa án quận, đã bác bỏ vào năm 2014 vì cho rằng cách giải thích của phía nguyên đơn về “trình duyệt web” là không hợp lý.

Một bồi thẩm đoàn đã quyết định vào năm 2017 rằng Google đã vi phạm các bằng sáng chế và đền bù cho các nguyên đơn 20 triệu USD cộng với tiền bản quyền liên tục. Vào thời điểm đó, luật sư của họ cho biết dự kiến trong chín năm tới tổng tiền bản quyền mỗi năm khoảng 7 triệu USD.

Nhưng may mắn, ngày 18/4/2023, Google LLC của Alphabet (GOOGL.O) đã thuyết phục tòa phúc thẩm Mỹ hủy bỏ ba bằng sáng chế chống phần mềm độc hại trong phán quyết vi phạm trị giá 20 triệu USD của bồi thẩm đoàn nằm ở trung tâm Texas.

Tòa phúc thẩm Liên bang của Mỹ cho biết bằng sáng chế của Alfonso Cioffi và Allen Rozman không hợp lệ vì chúng chứa các phát minh không liên quan tới phiên bản trước đó của bằng sáng chế.

Minh Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, thông qua công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trên địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh Nam Định đã phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật Nhãn hiệu mới của Trung Quốc cho thấy cam kết của quốc gia này trong việc chống lại việc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.