SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Vi phạm bản quyền truyền hình ngày càng công khai: Làm cách nào để triệt để?

11:13, 21/09/2018
(SHTT) - Vấn nạn vi phạm bản quyền truyền hình trong thời đại công nghệ số vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Để giải quyết được vấn đề này cần tới trách nhiệm của cả Nhà nước, doanh nghiệp và ý thức khán giả.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có quyền của tổ chức phát sóng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu, tăng cường hiệu quả hoạt động chống vi phạm bản quyền trong môi trường số, Cục Bản quyền tác giả (COV) phối hợp với Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (K+) và Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc (KCC) tổ chức Hội thảo về bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số tại Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; đại diện các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam; các doanh nghiệp khai thác, sử dụng chương trình phát sóng;  cán bộ và các báo cáo viên từ Cục Bản quyền tác giả và từ Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam, Tập đoàn Canal+, Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình SBS Contents Hub, Hàn Quốc. 

Thực trạng vi phạm bản quyền ngày càng công khai và tinh vi

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra ý kiến thảo luận về các quy định pháp luật và thực trạng bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng tại Việt Nam; Bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số, trong đó nhấn mạnh đến giá trị của sự hiệp lực ở tầm quốc gia và quốc tế, kinh nghiệm từ K+ và Tập đoàn Canal+; Những thách thức đối với bảo hộ các chương trình phát sóng trong môi trường số; Những thách thức và biện pháp ứng phó (Chiến lược quản lý bản quyền của SBS và giải pháp nâng cao hiêu quả bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng trong môi trường số)...

Ông Stephane Baumier, Phó TGĐ Truyền hình K+ phát biểu: “Vấn đề bản quyền là một thách thức đối với các tổ chức phát sóng vì có rất nhiều vụ vi phạm xẩy ra. Chúng tôi tin rằng, những hội thảo như thế này sẽ giúp nâng cao ý thức tôn trọng bản quyền với người dùng đồng thời giúp các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh có được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm bản quyền từ đó tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức phát sóng và cũng là đảm bảo quyền được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình phát sóng hợp pháp có giá trị và đẳng cấp cho khán giả”. 

vi pham ban quyen truyen hinh

 

Nói về bản quyền trên mạng, ông Nguyễn Quang Đồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS, thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam) cho hay, từ khóa lớn nhất trong mùa hè vừa qua chính là “bản quyền bóng đá”. 

Dẫn một báo cáo của GlobalWebIndex, ông Đồng cho biết, xem thể thao trên mạng Internet đang là một xu hướng và phát triển khá nhanh, nhất là trong lớp trẻ. Năm 2018, ở khu vực Thái Lan và Việt Nam, mức xem trên Internet là 32% - gấp gần 2 lần mức trung bình trên thế giới. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, số người Việt Nam xem giải bóng đá Ngoại hạng Anh trên Internet (26%) chỉ kém những người xem trên TV (35%) vài đơn vị và đang có xu hướng ngày càng xấp xỉ nhau.

Một “động lực” khiến các đối tượng vi phạm bản quyền tràn lan là có tới 44/50 website vi phạm phổ biến nhất được hỗ trợ bởi các công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo. Và, 66% trong số này có hơn 1 công ty cung cấp quảng cáo hỗ trợ. Và, thực tế cho thấy, các loại quảng cáo “độc hại” (đồi trụy, mê tín, cờ bạc…và thậm chí có cả phần mềm độc hại) trên các trang web này khá cao.

Làm cách nào để giải quyết triệt để?

Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống quy định pháp luật khá đầy đủ về quyền của tổ chức phát sóng, kể cả hệ thống luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Berne, Công ước Geneva, Hiệp định TRIPs, các hiệp định song phương, hiệp định kinh tế thương mại tự do… Thế nhưng, câu chuyện về thực thi pháp luật chống lại hành vi vi phạm bản quyền vẫn là câu chuyện được bàn thảo qua nhiều năm.

Ông Nguyễn Quang Đồng cho biết: "Các website vi phạm bản quyền này chủ yếu sống bằng tiền quảng cáo. Các nguồn bất hợp pháp này đã tiếp tay cho các trang web".

Mặc dù Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 đã có những quy định xử phạt hành chính với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Nghị định 131/2013/NĐ-CP cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan song tốc độ vi phạm ở môi trường số rất nhanh. Xử phạt biện pháp hành chính cần nhiều thời gian, thủ tục, khi xử lý được rồi thì thiệt hại gây cho doanh nghiệp đã rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp phải sử dụng sản phẩm công nghệ để tự bảo vệ bản quyền của mình.

Ông Đồng đề xuất, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) bằng cách cho phép các doanh nghiệp ISP chặn website, gỡ nội dung vi phạm.

Bên cạnh đó, chặn dòng tiền thu được từ quảng cáo của các trang web vi phạm. Các hiệp hội cần công khai danh sách các website vi phạm và thông tin đến các agency quảng cáo. Đưa vào danh sách đen, bêu tên các doanh nghiệp cố tình quảng cáo trên các website nằm trong danh sách đen này.

"Các hiệp hội cần phải đóng vai trò tích cực hơn, hiện tại, họ chưa làm được điều này. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần phải tẩy chay các trang web vi phạm", ông Đồng nói.

Trước thực trạng về vi phạm bản quyền đang diễn ra phổ biến hiện nay, nhiều ý kiến cũng cho rằng, vấn đề tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật, kết hợp với môi trường giáo dục và thông tin đại chúng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Công bố vi phạm và tạo dư luận tẩy chay các sản phẩm vi phạm… Về hệ thống pháp luật, cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quan hệ pháp luật mới, tiến trình theo xu hướng quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các điều ước song phương, đa phương; tăng cường giám sát, quản lý, áp dụng chính phủ điện tử và về hệ thống thực thi cần tăng cường năng lực, mở rộng địa bàn, phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên môn.

Hải Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.