SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Vệ tinh NanoDragon bị hoãn phóng lần thứ 2, nguyên nhân do đâu?

10:19, 07/10/2021
(SHTT) - Theo kế hoạch dự kiến, vào sáng nay, ngày 7/10/2021, vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng đi từ Nhật Bản, tuy nhiên, trước "giờ G", thông tin hoãn phóng lần thứ 2 của vệ tinh "made in Vietnam" lại tiếp tục được đưa ra do điều kiện thời tiết không thuận lợi.

Theo chương trình dự kiến trước đó, tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh trong đó có vệ tinh NanoDragon "Made in Việt Nam" sẽ được phóng lên quỹ đạo vào lúc 7 giờ 51 phút 21 giây ngày 7/10/2021.

Trong sáng nay, tất cả các điều kiện kỹ thuật về buổi sóng đã được thực hiện. Chương trình livestream trực tiếp phát sóng về buổi chuẩn bị phóng vệ tinh từ Bãi phóng Uchinoura, Nhật Bản đã được truyền tới Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Phong-Ve-Tinh

 

Tuy nhiên, sau đó việc phóng tên lửa đã bị huỷ bỏ vì điều kiện thời tiết không đáp ứng được các yêu cầu an toàn phóng. Theo đại diệnTrung tâm Vũ trụ Việt Nam, theo thông báo từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), vụ phóng tên lửa mang theo các vệ tinh hôm nay, trước thời điểm phóng, các cơ quan đã thả bóng tầm cao để kiểm tra gió. Bước đầu, qua thả bóng tầm cao thấy sự ảnh hưởng của gió nhiều, do đó lịch phóng đã bị huỷ. Thông tin về lần phóng tiếp theo sẽ được đưa ra các thông báo chính thức sau.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, các yếu tố kỹ thuật đã được chuẩn bị rất kỹ cho quá trình phóng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ yêu cầu an toàn là tuyệt đối. Do đó, bất cứ một phát hiện gì bất thường các sự kiện đều sẽ được dừng lại.

Trước đó, theo kế hoạch ban đầu, vào khoảng 7h51’ ngày 1/10/2021, tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản sẽ được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo, mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.

Tuy nhiên, khoảng 19s trước khi phóng, JAXA đã tạm dừng khẩn cấp để kiểm tra hệ thống. Sau khi kiểm tra, JAXA đã quyết định hoãn sự kiện phóng tên lửa.

Như vậy, đây là lần thứ 2, sự kiện phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo 9 vệ tinh bị tạm hoãn.

Capture

 

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg, có kích thước 3U (100x100x340,5mm), được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển.

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. Toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn và một số mạch phụ trợ khác của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.

Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển, xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Vệ tinh NanoDragon dự kiến hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560 km.

NanoDragon được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam. Sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ "Made in Vietnam" của VNSC, theo "Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030" Thủ tướng phê duyệt ngày 4/2/2021.

Ngoài sản xuất vệ tinh, Chương trình đã xây dựng được cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, trong đó có phương pháp định danh ảnh VNREDSat-1 trên toàn thế giới. Có 24 bộ số liệu và cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên đề ảnh vệ tinh đã được phát triển, phục vụ cho nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, và thiên tai của Việt Nam. Trên 20 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó sử dụng vệ tinh Việt Nam, giám sát và dự báo thiên tai được triển khai.

Các mô hình và quy trình sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh và các nguồn dữ liệu khác để xác định nồng độ các chất ô nhiễm nước, tính toán phát thải khí carbon, cảnh báo nhanh sự cố môi trường biển, đánh giá hình thái và quy mô bố trí cơ sở, trận địa quân sự, giám sát hành lang bảo vệ bờ biển... Hệ thống WebGIS sử dụng trong quản lý và giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, chất lượng nước, lớp phủ rừng, mức độ ô nhiễm không khí... cũng là thành tựu đáng nói của công nghệ vũ trụ thời gian qua.

Các nhóm nghiên cứu trong Chương trình đã xây dựng phần mềm phục vụ điều khiển vệ tinh, xử lý nâng cao chất lượng ảnh vệ tinh; phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh và Trạm mặt đất, phương tiện phóng vệ tinh;

Các hệ thống phần mềm hỗ trợ tích hợp thông tin giám sát một số mục tiêu, đối tượng (tàu thuyền và giàn khoan) trên vùng biển Việt Nam; mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh cỡ Nano; Phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm tên lửa đẩy... đã được triển khai.

PGS.TS Doãn Minh Chung nhận định, Chương trình đã hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Các nhiệm vụ khoa học được lựa chọn để thực hiện đều có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết về nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ vũ trụ giải quyết các vấn đề cấp bách của khoa học, công nghệ, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Ông Chung cũng chỉ ra một số điểm còn tồn tại của Chương trình đó là chưa bao quát được hết các nội dung được phê duyệt. Trong đó, ứng dụng vệ tinh viễn thông kết nối với hạ tầng quốc gia, nghiên cứu cơ bản về vật liệu trong môi trường vũ trụ... chưa được nghiên cứu tới do nội dung quá rộng, chưa có đủ kinh phí và thời gian triển khai trên thực tế.

Trong giai đoạn đến năm 2030, các nhà khoa học kiến nghị các cơ quan quản lý tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, quy trình đề xuất và xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng và tăng tính ứng dụng thực tiễn.

 Thái An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Robot Emo được đánh giá là robot thế hệ mới, có thể đoán trước nụ cười của người đối diện chỉ trong vòng 0.9 giây, đồng thời cùng lúc tạo ra biểu cảm tương tự trên khuôn mặt mình.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Theo thông cáo báo chí, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Thiên Tân, Trung Quốc mới đây đã tạo ra một loại pin đột phá, vận hành bằng oxy cơ thể, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
Khoa học Công nghệ 20 giờ trước
(SHTT) - Từ lâu, bia Bỉ đã được biết đến với sự đa dạng, chất lượng xuất sắc và truyền thống lâu đời. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm cho hương vị của loại bia trứ danh này trở nên ngon hơn.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công ty Honda Việt Nam đã chính thức công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR. Mục đích của đợt triệu hồi là để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng nhằm đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Apple đang lên kế hoạch sử dụng Ernie Bot, một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) do Trung Quốc phát triển, cho các sản phẩm và bản cập nhật sắp tới tại quốc gia này.