SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Vật liệu mới giúp màn hình điện thoại vỡ lại lành

06:58, 21/12/2017
(SHTT) - Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tokyo Nhật Bản đã phát triển thành công một loại kính mới có khả năng tự phục hồi sau khi nứt vỡ. Đây được xem là bước tiến mới cho ngành di động trong tương lai.

Điện thoại thông minh hiện nay vốn là các thiết bị dễ vỡ, đặc biệt do cách bố trí xếp lớp kính, kim loại, kính đan xen. Khi gặp sự cố, các bộ phận có thể được thay thế hoặc sửa chữa nhưng sẽ tốn chi phí không nhỏ của người dùng và một trong những thành phần đắt tiền nhất, dễ vỡ nhất chính là màn hình.

Tuy nhiên mới đây các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo (Nhật Bản), đứng đầu là Giáo sư Takuzo Aida đã nghiên cứu thành công chất liệu mới mang tên "polyether-thioureas". Chất liệu này cứng và có đặc điểm giống như thủy tinh nhưng lại có thể phục hồi sau khi vỡ với lực nhấn nhẹ bằng tay, hứa hẹn được ứng dụng để sản xuất màn hình smartphone trong tương lai.

vat lieu moi giup man hinh dien thoai vo lai lanh

 Vật liệu mới giúp màn hình điện thoại vỡ lại lành

Thông thường vật liệu Polymer có khả năng tự hồi phục sẽ đòi hỏi một lượng nhiệt lên đến 120 độ C. Tuy nhiên, vật liệu Polymer mới được phát triển này lại không cần nhiệt độ cao như vậy.

Được biết, trong khi cố gắng sử dụng polymer như một loại keo, các nhà khoa học đã nhận thấy polyether-thioureas có thể tự kết dính lại với nhau khi nén bằng tay ở nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy vật liệu này có thể giữ các mảnh vỡ liền với nhau và trở về tình trạng ban đầu trong vài giờ. Vật liệu mới hiện chỉ có thể tự phục hồi khi chịu một áp lực nhỏ. Các loại kính tự phục hồi này sẽ có giá trị to lớn trong tương lai khi được thương mại hóa, giúp người dùng có thể nói lời tạm biệt với các hóa đơn sửa chữa đắt tiền.

Trước đó, các nhà hóa học tại Đại học California, Riverside, Mỹ cũng phát minh một vật liệu dùng để chế tạo màn hình điện thoại thông minh có khả năng tự chữa lành.

Nhóm nghiên cứu tiến hành một số bài kiểm tra về vật liệu, bao gồm khả năng tự sửa chữa từ những vết cắt và vết trầy xước. Kết quả cho thấy, vật liệu tự động hàn gắn các vết cắt trong 24 giờ.

Loại vật liệu mới, có thể kéo giãn gấp 50 lần kích thước ban đầu, được làm bằng polymer và ion muối. Nó chứa một loại liên kết đặc biệt gọi là tương tác ion - lưỡng cực, nói cách khác là tương tác giữa những ion tích điện và phân tử phân cực. Khi vật liệu bị phá vỡ hoặc có vết trầy xước, các ion và phân tử tự hút nhau để hàn gắn vật liệu.

PV(t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.