SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Văn phòng công chứng Trần Thiết (Hà Nội): Trái luật một ly, đi xa ngàn dặm

07:16, 29/07/2021
(SHTT) – Văn phòng công chứng Trần Thiết (Hà Nội) công chứng trái luật, dẫn tới hậu quả thiệt hại lớn cho người bị hại, ảnh hưởng lớn tới trật tự pháp luật tư pháp, kiến nghị cần được chấn chỉnh nghiêm minh về đạo đức và nghiệp vụ.

Công chứng trái luật

Vợ chồng ông K - bà T (tên được thay đổi - pv) là chủ sử dụng, chủ sở hữu hợp pháp đối với thửa đất hơn 100m2 tại đường Hoàng Hoa Thám, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ông bà K - T ở liên tục tại thửa đất này từ năm 1990.

Cho đến tháng 8/2018 ông K được biết bà T đã chuyển nhượng nhà đất này cho người khác – bà Bùi Thị Th (tên được đổi-pv), sinh năm 1969; đăng ký HKTT tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

z2644674741779_49749397d47a456aaf23f12987688b36

Kết luận giám định số 135/KLGĐ-PC09 (Đ4) ngày 04/01/2019 của CA TP Hà Nội kết luận chữ ký, chữ viết bên ủy quyền tại Hợp đồng ủy quyền không phải của ông K.

Đến lúc này ông K mới biết ngày 03/3/2017, Văn phòng công chứng Trần Thiết (địa chỉ: Tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội; đại diện theo pháp luật – Ông Trần Thiết, Trưởng văn phòng, là người trực tiếp công chứng) đã công chứng Hợp đồng ủy quyền số 350AX/HĐUQ ngày 03/3/2017 giữa ông K (là người ủy quyền) và bà T (là người nhận ủy quyền), trong đó có nội dung bà T được toàn quyền chuyển nhượng phần đất thuộc quyền sử dụng của ông K (sau đây gọi tắt là: “Hợp đồng ủy quyền”) cho chủ thể khác.

Nhân thấy dấu hiệu giả dối chiếm đoạt tài sản, ông K tố giác tới cơ quan chức năng. Cơ quan CSĐT CA TP Hà Nội tiến hành trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết của ông K tại Hợp đồng ủy quyền. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội tại văn bản số 135/KLGĐ-PC09 (Đ4) ngày 04/01/2019 kết luận chữ ký, chữ viết bên ủy quyền tại Hợp đồng ủy quyền không phải của ông K.

Tại phiên tòa, đại diện theo pháp luật của VPCC Trần Thiết – Ông Trần Thiết (Trưởng văn phòng) thừa nhận, tại thời điểm công chứng do sơ xuất, thiếu sót không đối chiếu kỹ giữa người ký tên tại Hợp đồng ủy quyền với giấy chứng minh nhân dân nên đã để xảy ra có người lừa dối, giả mạo ông K ký tên và điểm chỉ dưới mục Bên ủy quyền tại Hợp đồng ủy quyền, song đến thời điểm này, không biết ai là người đã ký tên và điểm chỉ này.

Theo tòa án, hành vi công chứng trên của VPCC Trần Thiết là trái với quy định pháp luật, cụ thể: Điểm a, khoản 2 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 quy định: Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức giả mạo người yêu cầu công chứng”, các Điều 40, 41 của Luật Công chứng quy định: “Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính các giấy tờ tùy thân để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch”; Điều 48 Luật Công chứng quy định: “Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên”.

Đi xa ngàn dặm… và vấn đề truy cứu trách nhiệm

Hợp đồng ủy quyền số 350AX/HĐUQ ngày 03/3/2017 đương nhiên bị tòa án tuyên bố vô hiệu. Nhưng điều tồi tệ hơn xảy ra đối với ông K là, từ Hợp đồng ủy quyền, bà T đã chuyển nhượng toàn bộ nhà đất trên cho bà Bùi Thị Th, sinh năm 1969; đăng ký HKTT tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội theo Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất công chứng số 721/2017/HĐCN ngày 6/6/2017.

Điều đáng nói là, đơn vị công chứng vẫn là .... VPCC Trần Thiết.

Sau khi nhận chuyển nhượng nhà đất, bà Th sang tên giấy chứng nhận, ông K bị đuổi ra khỏi nhà một cách đầy oan nghiệt. Toàn bộ tài sản được thế chấp tại Ngân hàng.

Trước sự việc, nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, VPCC (trường hợp này là VPCC Trần Thiết) phải chịu trách nhiệm như thế nào về hậu quả pháp lý, hậu quả kinh tế (với bị hại) trong trường hợp vi phạm do mình gây nên. Liệu rằng, vi phạm của VPCC Trần Thiết ở vụ việc trên có phải là vi phạm đơn thuần về nghiệp vụ, hay có dấu hiệu tội phạm (?); Sở Tư pháp TP Hà Nội đã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước như thế nào đối với sai phạm xảy ra tại VPCC Trần Thiết (?).

Nhiều người không khỏi băn khoăn về vai trò của VPCC Trần Thiết, khi mà, tài sản và hai bên yêu cầu công chứng ở quận Ba Đình và Đống Đa, vậy mà “lôi nhau” xuống tận Phú Xuyên để công chứng.

Được biết, bà Th đang chấp hành hình phạt tù. Còn ông K đang tiếp tục đi đòi công lý tại tòa án có thẩm quyền. Đó là những gì đang hiện hữu sau cái đóng dấu “chết người” của VPCC Trần Thiết.

Phúc Huy

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bloomberg, một thẩm phán tại San Francisco đã đưa ra phán quyết Apple phải đối diện với một vụ kiện tố cáo công ty về sự cẩu thả trong việc đối phó với nguy cơ theo dõi tiềm ẩn do các thiết bị AirTag gây ra.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Những năm gần đây, các khóa tu mùa hè nhận được sự quan tâm lớn của phụ huynh và các bạn trẻ bởi những ý nghĩa tốt đẹp mà hoạt động này mang lại. Lợi dụng nhu cầu đó, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng những chiêu trò tinh vi nhằm thực hiện hành vi trục lợi.