SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Vấn nạn xăng giả hoành hành: Lợi nhuận khủng làm 'mờ mắt' những 'con buôn'

07:14, 12/04/2021
(SHTT) - Thời gian vừa qua, lực lượng chức năng liên tục triệt phá những đường dây xăng giả khủng với quy mô lớn. Điều này cho thấy các thủ đoạn ngày càng tinh vi trong khi luật pháp về lĩnh vực này chưa chặt chẽ.

Sau vụ việc sản xuất xăng giả của Công ty TNHH Mỹ Hưng của ông “trùm” Trịnh Sướng, tưởng chừng như tình trạng sản xuất buôn bán xăng dầu giả sẽ “hạ nhiệt”, tuy nhiên, mới đây dư luận lại tiếp tục “nóng” lên khi Công an tỉnh Đồng Nai, phối hợp với Bộ Công an triệt phá đường dây nhập lậu, làm xăng giả với số lượng “khủng” lên tới 200 triệu lít.

Vụ việc này dấy lên câu hỏi trách nhiệm quản lý hệ thống kinh doanh xăng dầu. Mặt khác, nó cũng cho thấy các quy định hiện nay vẫn còn nhiều kẽ hở.

PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, trong kinh doanh xăng, dầu, tỷ lệ thuế, phí chiếm đến 50 - 60% đối với giá thành xăng và khoảng 40% với dầu.

“Nếu buôn lậu thì họ đã lãi tương ứng đến 60% với xăng và 40% với dầu. Còn nếu làm giả, thì lãi thêm 10 - 15%. Như vậy, gần như “buôn 1 lãi 10”.

xang gia

 Vấn nạn xăng giả hoành hành: Lợi nhuân khủng làm 'mờ mắt' những 'con buôn'

Như vậy trung bình 1 lít xăng lậu, xăng giả, kém chất lượng, các đối tượng làm ăn bất chính thu lời khoảng 8.000 đồng từ việc không phải chịu các loại thuế, phí. Mặt khác, bình thường khi mua xăng của một công ty đầu mối lớn, do phải nộp thuế nên chỉ được chiết khấu khoảng 1.000-1.500 đồng/lít là cao. Nhưng với xăng dầu lậu, kém chất lượng, các đối tượng sẵn sàng chiết khấu ở mức cao 2.000-2.500 đồng/lít và sau khi chiết khấu, các đối tượng này vẫn thu lời từ 6.000 đồng/lít.

Chính vì mức lợi nhuận khủng khiếp nên các đối tượng làm xăng giả, kém chất lượng bất chấp quy định của pháp luật, sẵn sàng lao vào như con thiêu thân. Thậm chí, để qua mắt được lực lượng chức năng, họ nghĩ ra nhiều thủ đoạn, chiêu trò đối phó rất tinh vi.

Nhiều người thắc mắc các đối tượng tuồn xăng giả ra thị trường, gây hại cho người tiêu dùng bằng cách nào? Họ hợp thức hóa xăng giả thành xăng thật bằng cách nào để qua mắt lực lượng chức năng, qua mắt người tiêu dùng?... Bởi các vụ án bị phát hiện vừa qua như đường dây xăng giả khủng ở Đồng Nai cho thấy mức độ liên quan rộng tới nhiều tỉnh, TP với nhiều công ty xăng dầu khác nhau, trong đó có cả những công ty đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhập khẩu xăng dầu lớn. Trong đó có cả Công ty cổ phần Nhiên liệu Phúc Lâm là một trong 40 công ty đầu mối kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu của cả nước.

Lãnh đạo một công ty kinh doanh xăng dầu khẳng định rằng xăng dầu giả, lậu, kém chất lượng không thể tiêu thụ được nếu không có hệ thống cửa hàng bán lẻ, không có chuỗi phân phối để tiêu thụ. Bởi theo quy định tại Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, một trong các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu là công ty đó phải có hệ thống phân phối xăng dầu với tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp…

Có thể thấy, số lượng xăng giả khổng lồ này khi được đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường sẽ mang đến nhiều nguy cơ, hiểm hoạ khôn lường đối với phương tiện và người tham gia giao thông. Thực tế thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ các phương tiện khi tham gia giao thông và chỉ khi các vụ xăng giả được phanh phui thì người tiêu dùng mới vỡ lẽ, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Hoá ra lâu nay mình phải trả tiền thật cho xăng giả, xăng kém chất lượng?. Và hơn thế, vẫn chưa có cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng phải số nhiên liệu giả.

Câu hỏi được đặt ra: Vì sao một mặt hàng trọng yếu, liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia, được quản lý theo diện kinh doanh có điều kiện nhưng các đối tượng trên vẫn có thể hoành hành, tiêu thụ dễ dàng, rộng khắp các tỉnh, thành trong một thời gian không ngắn?.

Mặc dù thời gian qua, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán xăng dầu, nhưng thực tế cho thấy, sự phối hợp đồng bộ các lực lượng chức năng ở các địa phương vẫn chưa kịp thời, hiệu quả, nhất là trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng xăng dầu và đơn vị kiểm tra chất lượng xăng dầu trên thị trường… đôi khi còn “buông lỏng” dẫn tới vấn nạn xăng dầu giả quy mô lớn vẫn còn “đất diễn”, xâm hại trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng.

Minh Thư

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.